Chương 2 Hệ thống phanh dẫn động thủy lực
2.4 Van điều hòa lực phanh
Quá trình phanh dẫn tới hiện tượng tăng tải trọng tác dụng lên cầu trước, giảm tải trọng ở cầu saụ Sự phân bố lực phanh cần thiết phải đảm bảo mối quan hệ giữa lực phanh sinh ra ở bánh sau và lực tác dụng lên các bánh xẹ Thực hiên được yêu cầu này sẽ nâng cao hiệu quả phanh, giảm mài mòn lốp, tăng khả năng điều khiển xe và nâng cao độ an toàn chuyển động.
Van điều hòa lực phanh là một trong các kết cấu trên xe nhằm mục đích như vậỵ Van điều hoà lực phanh được đặt giữa xy lanh chính của của đường dẫn dầu phanh và xy lanh phanh bánh saụ Cơ cấu này tạo ra lực phanh thích hợp để rút ngắn quãng đường phanh bằng cách tiến gần tới sự phân bố lực phanh lý tưởng giữa bánh sau và bánh trước để tránh cho các bánh sau không bị hãm sớm hơn trong khi phanh khẩn cấp.
38 2.4.1 Cấu tạo. 1. Cuppen. 2. Lò xo nén. 3. Phớt làm kín. 4. Thân van. 5. Pít tông .
Hình 2.35. Cấu tạo van điều hòa lực phanh.
2.4.2 Nguyên lý hoạt động.
Áp suất thuỷ lực do xy lanh chính tạo ra tác động lên các phanh trước và saụ Các phanh sau
được điều khiển sao cho áp suất thuỷ lực được giữ bằng áp suất xy lanh cho đến điểm chia và sau đó thấp hơn áp suất xilanh sau điểm chia và được thể hiện qua các giai đoạn sau:
39
* Vận hành trước điểm chia:
Lực lò xo đẩy pít tông về bên phải, áp suất thuỷ lực từ xilanh chính đi qua khe giữa pít tông và cuppen xilanh để tác động một lực bằng nhau lên các xy lanh phanh của bánh trước và bánh saụ
Hình 2.37. Vận hành trước điểm chia.
Tại thời điểm này một lực tác động để làm pít tông dịch chuyển sang bên trái bằng cách tận dụng độ chênh lệch diện tích bề mặt nhận áp suất nhưng không thể thắng được lực của lò xo, vì vậy pít tông không dịch chuyển.
* Vận hành tại cửa điểm chia:
Khi áp suất thuỷ lực tác động vào xy lanh của bánh sau tăng lên, áp suất này đẩy pít tông về bên trái và thắng lực của lò xo làm cho pít tông dịch chuyển sang bên trái và đóng mạch dầu
Hình 2.38. Vận hành tại cửa điểm chia. * Vận hành sau điểm chia:
40 Khi áp suất thuỷ
lực từ xilanh chính tăng lên, mức tăng áp suất này đẩy piston sang phải để mở mạch dầụ Khi trạng thái này sảy ra, áp suất thuỷ lực của bánh sau tăng lên và áp suất đẩy piston sang trái bắt đầu tăng lên, vì vậy trước khi áp suất thuỷ lực đến xy lanh bánh sau tăng lên hoàn toàn pít tông dịch chuyển sang trái và đóng mạch dầụ
Hình 2.39. Vận hành sau điểm chia.
Vận hành này của van được lặp đi lặp lại để giữ áp suất thuỷ lực ở bánh sau không cao hơn bánh trước
* Vận hành khi nhả bàn đạp:
Khi áp suất thuỷ lực từ xilanh chính giảm xuống, dầu ở phía xy lanh bánh sau đi qua cuppen bên ngoài để trở về xilanh chính.
41