Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của cơ cấu phanh taỵ

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (nghề công nghệ ô tô cao đẳng) (Trang 140 - 142)

Chương 6 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay

6.2 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của cơ cấu phanh taỵ

6.2.1 Hư hỏng của cơ cấu phanh tay.

Phanh tay kém hiệu lực, kéo phanh tay nhưng phanh không ăn.

* Hiện tượng:

Khi kéo mạnh phanh tay nhưng xe không dừng theo yêu cầu của người

lái, phanh không có hiệu lực.

140

Má phanh và trống phanh của cơ cấu phanh mòn nhiều, dính dầu mỡ hoặc điều chỉnh sai khe hở ( quá lớn).

b. Phanh bị bó cứng.

* Hiện tượng:

Khi thôi phanh tay, nhưng xe vẫn bó phanh tay (sờ tang trống bị nóng).

* Nguyên nhân:

- Lò xo hồi vị guốc phanh bị gãy, hỏng làm cho má phanh luôn tiếp xúc với tang trống hoặc điều chỉnh sai khe hở má phanh (khe hở quá nhỏ).

- Các đòn và cam dẫn động (hoặc thanh đẩy) bị bó kẹt).

c. Kéo phanh tay có tiếng kêu ồn khác thường ở cơ cấu phanh tay.

* Hiện tượng:

Kéo phanh tay có tiếng kêu ồn khác thường ở cụm cơ cấu phanh

* Nguyên nhân:

Các đòn dẫn động (hoặc thanh đẩy) rơ lỏng, má phanh mòn đến đinh tán, bề mặt má phanh bị chai cứng hai dính nước, đinh tán lỏng, chốt lắp guốc phanh mòn hoặc thiếu dầu bôi trơn.

6.2.2 Kiểm tra cơ cấu phanh tay.

Kiểm tra bên ngoài cơ cấu phanh.

- Dùng kính phóng đại để quan sát các hư hỏng bên ngoài cơ cấu phanh taỵ

- Kiểm tra tác dụng của cần điều khiển phanh tay, nếu không có tác dụng phanh cần kiểm tra sửa chữa kịp thời cơ cấu phanh.

b. Kiểm tra khi vận hành.

Khi vận hành ôtô thử kéo phanh tay và nghe tiếng kêu ồn khác thường của cơ cấu phanh tay, nếu có tiếng kêu ồn khác thường và không còn tác dụng teo yêu cầu cần phải tiến hành kiểm tra, sửa chữa kịp thờị

141

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (nghề công nghệ ô tô cao đẳng) (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)