Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

Qua việc phân tích các hậu quả của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng ta thấy việc quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại thật sự cần thiết nhằm hạn chế những tác động to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy, nhận thức vai trò của rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, lượng hóa được mức độ rủi ro, xác định nguyên nhân và đề các biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra là vấn đề đang được đặt ra đối với các ngân hàng. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đăng trên các tạp chí Thời báo ngân hàng, tạp chí Kinh tế, các báo cáo nghiên cứu khoa học như:

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Cần Thơ (Tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011)

PGS. TS Trương Đông Lộc & ThS. Nguyễn Thị Tuyết đã thực hiện đề tài với mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố cần Thơ (Vietcombank cần Thơ) qua đó đề xuất các biện pháp khắc phục. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 438 mẫu quan sát thu thập được để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại VCB cần Thơ. Để xác định

các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tác giả đã sử dụng mô hình xác suất Probit với phương trình sau:

Y= a +P1*X1 + P2*X2 + P3*X3 + P4*X4 + P5*X5 + P6* X6 + P7*X7 +e

Y: Mức độ rủi ro của khoản vay được đo lương bằng 2 giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro, 0 là không có rủi ro).

X1: Kinh nghiệm của khách hàng đi vay X2: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay X3: Tài sản đảm bảo

X4: Sử dụng vốn vay

X5: Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng X6: Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh X7: Kiểm tra giám sát khoản vay

Nghiên cứu này đã xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Vietcombank cần Thơ. Cụ thể là, nếu vốn tự có của khách hàng vay trong dự án càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng việc sử dụng vốn đúng mục đích của người vay có khả năng hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tương tự, kết quả phân tích cho thấy, cán bộ tín dụng càng có nhiều kinh nghiệm và số lần kiểm tra, giám sát các khoản vay của họ càng nhiều thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của các khoản vay mà họ quản lý càng thấp. Cuối cùng, việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn cũng có xu hướng làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng thực tế rất có giá trị nhằm giúp các ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank cần Thơ nói riêng hiểu rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Trên cơ sở những nguyên nhân này, ngân hàng sẽ chủ động đưa ra các giải pháp phù họp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng mình.

Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Định (Luận văn thạc sỹ của

Tác giả Phạm Thị Cẩm Nhung, 2014, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh)

Nội dung của luận văn đã nêu hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Đánh giá phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Định. Với mục tiêu tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình Probit với cỡ mẫu 134 khách hàng của ngân hàng để chạy hồi quy. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, số lần kiểm tra giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng và việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay… giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tuy nhiên các giải pháp vẫn còn chung chung.

Việc nghiên cứu của hai đề tài trên thực hiện dựa trên đối tượng là rủi ro hoạt động tín dụng chung của toàn ngân hàng. Số liệu khách hàng thu thập để phục vụ nghiên cứu bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân do đó chưa phản ánh chi tiết vào rủi ro tín dụng của hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Đề tài: Nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng đối với các DNNVV tại BIDV Thái Nguyên” của Th.S Nguyễn Tuyết Liên, 2012.

Tại nghiên cứu này tác giả đã nêu lên một thực tiễn đang diễn ra trong nền kinh tế nước ta trong một vài năm qua, đó là những khó khăn của những DNNVV đối với việc tiếp cận nguồn vốn, dẫn tới hàng loạt những DNNVV bị lâm vào tình trạng phá sản. Bên cạnh đó nợ xấu của ngân hàng cũng gia tăng. Tác giả thực hiện nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đối với các DNNVV nhằm đánh giá đúng những rủi ro tiềm ẩn, giúp các ngân hàng thương mại có thể nhìn nhận và đánh giá về rủi ro tín dụng đối với những đối tượng tiềm năng này.

Trong nghiên cứu của mình tác giả cũng sử dụng một số biến giống như giả thuyết trên của TS Trương Đông Lộc, và Th.S Nguyễn Thị Tuyết. Ngoài ra tác giả nêu thêm một biến đó là “chính sách cho vay của ngân hàng”. Như vậy trong nghiên cứu của mình tác giả sử dụng 1 biến phụ thuộc và 8 biến giải thích X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8.

X1 Kinh nghiệm của khách hàng đi vay X2 Khả năng tài chính của khách hàng vay

X3 Đảm bảo nợ vay

X4 Sử dụng vốn vay

X5 Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng X6 Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh X7 Kiểm tra, giám sát khoản vay

X8 Chính sách cho vay

Tác giả lấy số liệu nghiên cứu từ 412 khách hàng là các DNNVV tại địa bàn Thái Nguyên. Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS20, kết quả tính toán như sau:

Y = 1,589 – 0,003*X1 – 2,130*X2 + 0,006*X3 – 1,147*X4 – 0,60*X5 – 0,768*X6 – 0,590*X7 – 1,002*X8

Kết quả tính toán cho thấy tác động của các biến đều đạt được kỳ vọng ban đầu của tác giả. Trong đó có 2 biến X1, X3 có tác động rất nhỏ đến rủi ro tín dụng. Điều này có nghĩa là kinh nghiệm của người đi vay và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến rủi ro tín dụng. Các ngân hàng nên quan tâm đến các yếu tố khác quan trọng hơn như khả năng tài chính của khách hàng (X1), có những chính sách cho vay phù hợp, linh động đối với các khách hàng (X8), đặc biệt là đối với các DNNVV.

Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Agribank Quảng Trị (Luận văn thạc sỹ của Tác giả Hoàng Kim Trọng, 2014, Trường Đại học Tài chính – Marketing).

dùng để phân tích được dựa trên bảng điều tra khảo sát thu thập từ 200 người bao gồm nhà quản trị và khách hàng tại Agribank Quảng Trị. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tuy nhiên các giải pháp vẫn còn chung chung. Việc thực hiện khảo sát dựa trên phần lớn khách hàng đã từng vay vốn tại Agribank Quảng Trị, việc trả lời khảo sát của khách hàng đôi khi còn qua loa, cảm tính làm ảnh hưởng đến tính chính xác của nghiên cứu. Kết quả hồi quy mô hình loại bỏ một số nhân tố như: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng một cách không chắc chắn. Đề tài tập trung đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng thông qua khảo sát phiếu thăm dò do đó chưa tập trung phân tích số liệu hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, không gian còn tương đối hẹp.

Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmah thuộc khoa tài chính ngân hàng trường đại học Utara Malaysia với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro

tín dụng của các ngân hàng hồi giáo Malaysia”. Trong nghiên cứu này tác giả cho

rằng rủi ro tín dụng có mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả quản lý, log tự nhiên của tổng tài sản, vốn điều lệ của ngân hàng. Hiệu quả trong việc quản lý thu nhập từ tài sản càng thấp thì có thể sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng càng cao, quy mô và vốn của ngân hàng có tác động tích cực đến rủi ro ngân hàng. Dự phòng rủi ro, chi phí vốn, tỷ lệ cho vay ký quỹ, đòn bẩy có mối quan hệ tích cực với rủi ro tín dụng. Nếu một ngân hàng dự đoán rủi ro tín dụng của nó tăng thì việc tăng dự phòng rủi ro tín dụng là cần thiết. Trong trường hợp cho vay nhiều thì chi phí liên quan đến tài trợ cho các hoạt động như giám sát khoản vay, gia hạn và thu hồi sẽ tăng. Điều này đồng nghĩa với việc lĩnh vực cho vay của ngân hàng càng liên quan nhiều đến các lĩnh vực rủi ro cao và tỉ trọng tài sản rủi ro càng cao thì xác xuất rủi ro tín dụng càng lớn. Tuy nhiên nghiên cứu này được thực hiện ở các ngân hàng hồi giáo, các ngân hàng này được phát triển dựa trên những tư vấn và chấp thuận của Uỷ ban giám sát hồi giáo để đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt nhất các quy tắc hồi giáo. Do đó việc áp dụng các nhân tố có thể gây ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của các ngân hàng hồi giáo Malaysia vào nghiên cứu với các ngân hàng Việt Nam có thể không phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Hoạt động tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn, không thể nào tránh khỏi. Nó có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận, nặng nhất là ngân hàng bị mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không chỉ làm ngân hàng phá sản mà còn ảnh hưởng nặng nề đến cả hệ thống ngân hàng, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Vì vậy các ngân hàng cần phải xây dựng qui trình quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các bước nhận diện, dự báo, đo lường, điều tiết và giám sát rủi ro. Trên cơ sở lý luận Chương 2 đã nêu ra là tiền đề cần thiết để đi để đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Lai.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI

NHÁNH GIA LAI

3.1. Đôi nét về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai:

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày 26/04/1957 theo quyết định của Hội đồng Bộ Trưởng. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển với 3 lần đổi tên gọi, từ ngày 27/04/2012 đến nay, chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). BIDV đã vượt qua những khó khăn, thử thách trong nhiều thời kì của đất nước, góp phần đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...

Hiện nay, BIDV đã vươn lên trở thành một trong những Ngân hàng đứng đầu trong cả nước với những chỉ tiêu tài chính xuất sắc, quy mô của Ngân hàng cũng ngày càng được mở rộng. Tính đến tháng 31/12/2017: BIDV có tổng tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng. BIDV có hơn 181 chi nhánh với gần 1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm với tổng số cán bộ công nhân viên lên tới trên 24.000 người.

Bên cạnh đó, BIDV cũng đã được ghi nhận với nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước như “Ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam 2014, 2015, 2016, 2017”; Ngân hàng Điện tử tiêu biểu 2014, 2015, 2016, 2017; Top 3 Ngân hàng có doanh số chấp nhận thanh toán thẻ VISA qua POS cao nhất; Ngân hàng có sản phẩm ấn tượng nhất cho sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế BIDV-Manchester United; Top 3 ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard cao nhất... Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015, 2016, 2017”.

Trong những năm gần đây, BIDV đã tích cực cơ cấu lại nợ và lành mạnh hóa tài chính, cơ cấu lại tổ chức và quản trị điều hành phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh BIDV trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Gia Lai – Kon Tum (tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai) được thành lập vào ngày 15 tháng 11 năm 1976 theo quyết định số 580/TCVB của Bộ trưởng Bộ tài chính, với 3 lần đổi tên như sau:

Tháng 7 năm 1981: đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Gia Lai – Kon tum.

Tháng 7 năm 1990: đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai – Kon Tum. Trong giai đoạn này, Chi nhánh đã sát nhập vào Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Gia Lai – Kon Tum vào tháng 7 năm 1988 nhưng một năm sau lại được tái lập và tiếp tục hoạt động.

Tháng 10 năm 1991: đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai. Từ ngày 01/05/2012 chính thức hoạt động theo mô hình Cổ phần và có tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.

Hội sở chi nhánh tại 112 Lê Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai là một trong hơn 114 Chi nhánh cấp I của BIDV. Được thành lập tháng 11 năm 1976, đến nay BIDV Gia Lai đã phát triển trở thành một trong năm Chi nhánh phát triển nhất của BIDV và là một trong 07 Chi nhánh đầu tiên được xếp hạng Doanh nghiệp loại I. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai tự hào 22 năm liền (từ năm 1995 đến 2017) đạt đơn vị thi đua xuất sắc trong toàn hệ thống, luôn luôn là Chi nhánh dẫn đầu trong khu vực miền Trung, Tây nguyên và đã được Nhà nước phong tặng:

- Huân chương Lao động Hạng Ba (1991-1995) - Huân chương Lao động Hạng Nhì (1995-1999) - Huân chương Lao động hạng Nhất (1999-2004)

Từ tháng 7 năm 2013 do quy mô của chi nhánh quá lớn, cũng như yêu cầu gia tăng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ Chi nhánh tiến hành chia tách thành 2 chi

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai. Đến ngày 25/05/2015, BIDV tiếp tục sáp nhập với Ngân hàng MHB, theo đó, tại địa bàn Gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)