ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng trưởng 2015 - 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Dư nợ Tín dụng 1.425 100% 1.696 100% 2.314 100% 889 62%
Tiêu dùng tín
chấp 106 7% 179 11% 237 10% 131 124%
Cho vay Nhà ở 98 7% 155 9% 202 9% 104 106%
Cho vay Ô tô 21 1% 60 4% 70 3% 49 233%
Cho vay sản xuất
kinh doanh 876 61% 976 58% 1.448 63% 572 65%
Cho vay thấu chi 312 22% 314 19% 346 15% 34 11%
Cho vay khác( Thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng có TSĐB)
12 1% 12 1% 11 1% -1 -8%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của BIDV Gia Lai năm 2015, 2016, 2017)
Qua bảng 3.6 cho ta thấy, dư nợ tín dụng bán lẻ tập trung chủ yếu vào mục đích cho vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là mục đích trồng chăm sóc cây cà phê, hồ tiêu, cao su, kinh doanh các mặt hàng nông sản là thế mạnh của khu vực, tỷ lệ dư nợ chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong cơ cấu dư nợ các sản phẩm tín dụng bán lẻ. Đặc biệt sản phẩm cho vay thấu chi sản xuất kinh doanh cũng chiếm tỷ trọng khá cao, là hình thức cho vay mới tại BIDV nhưng nó rất được ưa chuộng vì đây là sản phẩm có nhiều đặc tính ưu việt về phương thức rút vốn, lãi suất, khách hàng chủ động được nguồn vốn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có BIDV cho vay theo phương thức này, do đó nó trở thành sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của chi nhánh, tỷ trọng phương thức cho vay thấu chi trong cơ cấu cho vay cá nhân tại chi nhánh là 18%. Tính đến 31/12/2017, cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vay như mua sắm thiết bị hàng tiêu dùng ti vi, máy giặt, tủ lạnh, sữa chữa nhà, ô tô… có tăng trưởng với mức độ cao (>100%) nhưng tỷ trọng so với tổng dư nợ bán lẻ vẫn chỉ chiếm ở mức thấp (khoảng 20%). Hiện nay, thẻ của BIDV rất phát triển có nhiều loại thẻ rất được người tiêu dùng ưa chuộng, chi phí phát hành thẻ tương đối hợp lý và phù hợp với nhiều đối tượng do vậy việc cho vay qua thẻ rất tiềm năng và sẽ thu hút được số lượng lớn khách hàng cho ngân hàng, tuy nhiên địa bàn
Gia Lai khách hàng vẫn có thói quen chi tiêu bằng tiền mặt phổ biến nên mặc dù số lượng thẻ tín dụng phát hành hàng năm tăng, nhưng dư nợ tăng không đáng kể.
Tỷ trọng cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng thấp nhất (3%) tuy có sự tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu do trong mấy năm gần đây tuy nhu cầu mua ô tô mới tăng, nhưng giá thành xe ô tô cũng khá cao, vượt quá khả năng của phần đông người dân nên nhu cầu mua ô tô chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu tín dụng bán lẻ. Bên cạnh đó, vay tiêu dùng với mục đích mua nhà cũng tăng đáng kể qua các năm, do đời sống người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu về nhà ở là rất lớn.
Thứ ba, Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ