8 Bốc ục của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.1.4 Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Quy trình cho vay là tổng hợp các công việc cụ thể mà CBTD và các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi cấp vốn cho khách hàng. Để đảm bảo chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay, kiểm soát và xử lý rủi ro có khả năng phát sinh trong quá trình cấp tín dụng, và đặc biệt là việc thu hồi nợ, mỗi NHTM phải xây dựng một quy trình cho vay cụ thể và chặt chẽ (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2013; Nguyễn Thị Nữ, 2017). Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đặc điểm và khả năng tổ chức quản lý của ngân hàng, quy trình cho vay sẽ khác nhau, trong nghiên cứu này quy trình cấp tín dụng bao gồm 6 bước sau:
− Bước 1: Nhận hồ sơ tín dụng: khách hàng có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng làm thủ tục xin vay. Tại đây CBTD hướng dẫn cho khách hàng cách lập hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, hồ sơ tín dụng thường bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay.
− Bước 2: Thẩm định tín dụng: đâylà khâu quan trọng trong quá trình cho vay tiêu dùng, quyết định đến chất lượng tín dụng. CBTD thẩm định sai sẽ đưa ra quyết định sai. Quá trình thẩm định bao gồm:
• Thẩm định đặc điểm nguồn vay. • Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay.
• Thẩm định tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng. • Thẩm định tài sản đảm bảo.
− Bước 3: Xét duyệt và quyết định cho vay: sau quá trình thẩm định, CBTD thông báo với cấp trên để trình lên hội lãnh đạo phòng tín dụng hoặc Ban giám đốc xét duyệt và đưa ra quyết định cho vay. Sau khi đã quyết định, ngân hàng phải lập văn bản thông báo cho khách hàng biết rõ nội dung (nếu không cho vay phải ghi chi tiết lý do).
− Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý và tiến hành giải ngân: sau khi xét duyệt và quyết định cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng.
− Bước 5: Kiểm tra trong quá trình cho vay: sau khi tiến hành giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải kiểm soát xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không.
− Bước 6: Thu hồi nợ hoặc đưa ra quyết định tín dụng mới: khi khách hàng đã trả hết nợ gốc và lãi đúng hạn, thì hợp đồng tín dụng sẽ kết thúc. Tuy nhiên bên cạnh các khoản tín dụng an toàn, vẫn tồn tại các khoảntín dụng mà đến thời điểm hoàn trả khách hàng không trả được nợ, làm phát sinh các khoản nợ xấu. Cho nên ngân hàng phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra quyết định mới: liệu có chấp nhận gia hạn nợ hay là bán tài sản đảm bảo để bù đắp rủi ro.