CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở CH
4.2.2. Dịch vụ Mobile Banking
Dịch vụ Mobile Banking đã được NH TMCP Công Thương Việt Nam triển khai trên nhiều sản phẩm, cụ thể: xem thông tin số dư tài khoản, nhận tin nhắn báo khi số dư thay đổi, kiểm tra 5 giao dịch phát sinh mới nhất, tra cứu thông tin lãi suất, tỷ giá hối đoái, thanh toán hóa đơn, thanh toán trực tuyến, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, mua thẻ trả trước, thông tin địa điểm đặt ATM, quầy giao dịch. So với các ngân hàng khác trên địa bàn, dịch vụ Mobile Banking của Chi nhánh khá phát triển và đa dạng về tiện ích nên được nhiều khách hàng quan tâm sử dụng.
B 6Bảng 4.6: So sánh dịch vụ Mobile banking giữa NH TMCP Công Thương - CN Gia Lai với các NHTM khác trên địa bàn
Tiện ích NH Công thương NHNo & PTNT NH Đầu tư & PT NH Ngoại thương NH Á Châu NH Sài Gòn Thương Tín NH Đông Á Xem thông tin số dư
TK X X X X X X X
Nhận tin nhắn báo
khi số dư thay đổi X X X X X X X
Kiểm tra 5 giao dịch
phát sinh mới nhất X X X X X X X
Tra cứu thông tin lãi
suất, tỷ giá hối đoái X X X X X X X
Thanh toán hóa đơn X X X X X - X
Thanh toán trực
tuyến X X - - - - -
Chuyển khoản trong
Chuyển tiền vào TK
thẻ ngoài hệ thống X - X X - - -
Mở/khóa tài khoản
thẻ - - - - - - X
Đăng ký vay tín chấp - - - X
Thông tin địa điểm đặt ATM, quầy giao dịch
X X X X X X X
Mua thẻ trả trước X X X X - X X
Nguồn: Website các ngân hàng thương mại
Số lượng khách hàng đăng kí sử dụng dịch vụ Mobile banking tăng mạnh qua các năm, cả về quy mô khách hàng sử dụng cho đến tỷ trọng khách hàng tiền gửi thanh toán năm 2013 chỉ có 560 kháchhàng với tỷ trọng 2%, thì đến năm 2017 đã có 24.130 khách hàng sử dụng dịch vụ, chiếm 71% tỷ trọng khách hàng tiền gửi thanh toán. Khách hàng cá nhân khi đến sử dụng dịch vụ tại Vietinbank đều được tư vấn gói sản phẩm bao gồm: thẻ ATM, SMS banking, Ipay, giúp cho khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất dịch vụ NHĐT tại Chi nhánh. Do vậy, số lượng khách hàng sử dụng SPDV nói chung, dịch vụ NHĐT, sản phẩm Mobile Banking ở Chi nhánh không ngừng tăng lên. Kết quả phát triển dịch vụ Mobile Banking qua các năm giai đoạn 2013-2017 được thể hiện trên bảng số liệu 4.7 dưới đây:
B 7Bảng 4.7: Tình hình phát triển dịch vụ Mobile banking của NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Gia Lai giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Kết quả theo các năm Tốc độ tăng trưởng (%)
2013 2014 2015 2016 2017 14/13 15/14 16/15 17/16 Số lượng khách hàng sử
dụng DV (khách hàng) 560 5,508 7,855 13,709 24,130 883.57 42.61 74.53 76.02 Tỷ trọng khách hàng
tiền gửi thanh toán (%) 2.03 29.26 35.63 63.17 71.21 Số lượng giao dịch
(món) 5,521 41,152 86,709 178,055 215,662 645.37 110.70 105.35 21.12 Doanh số giao dịch 16 25 57 405 1,267 56.25 128 610.53 212.84
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHTMCP Công Thương Gia Lai
Số lượng giao dịch qua Mobile Banking tăng mạnh qua các năm biểu thị ở xu hướng đồ thị dốc lên, độ dộc khá cao nhất là trong hai ba năm gần đây. Số lượng giao dịch bình quân trên khách hàng cũng có sự tăng trưởng đáng kể, điều này cho thấy khoảng cách giữa đường đồ thị số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ và số lượng giao dịch ngày càng đi tách xa nhau và với mức độ tăng dần. Chúng ta có thể xem biểu đồ 4.3 dưới đây:
D 3Biểu đồ 4.3: Tình hình phát triển dịch vụ Mobile Banking tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Gia Lai giai đoạn 2013-2017
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHTMCP Công Thương Gia Lai
Mặc dù số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ và số lượng giao dịch nhiều và tăng cao qua các năm, tuy nhiên doanh số giao dịch còn thấp và tăng chưa đồng bộ với hai chỉ tiêu trên, Mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng là thu nhập và lợi nhuận, ở góc độ này dịch vụ Mobile Banking chưa đáp ứng được. Xong, dịch vụ này vẫn góp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín, thương hiệu cho Chi nhánh.
560 5508 7855 13709 24130 5521 41152 86709 178055 215662 16 25 57 405 1267
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017