Dữ liệu dành cho giai đoạn phân tích 05/2017 – 05/2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 39)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2.2. Dữ liệu dành cho giai đoạn phân tích 05/2017 – 05/2018

Đối với giai đoạn này, bộ dữ liệu sẽ được thu nhỏ lại, từ số lượng công ty phát hành trái phiếu được chọn cho đến các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ. Đây là kết quả của việc sàng lọc các chỉ tiêu để chọn ra đường chỉ tiêu thích hợp nhất cho nghiên cứu sự kiện, vốn yêu cầu có tính điển hình & độ chính xác cao về số liệu.

Mục tiêu của việc phân tích trong giai đoạn này là nghiên cứu sâu hơn các yếu tố có ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện. Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp thay thế cho phương pháp hồi quy truyền thống do bộ dữ liệu của giai đoạn 2014 – 2017 không đáp ứng được các yêu cầu về mặt số lượng cũng như chất lượng để thực hiện. Mặt khác, phương pháp nghiên cứu sự kiện đã được chứng minh hoàn toàn phù hợp khi áp dụng để đánh giá các sự kiện hoặc thông tin mới xảy ra trong thời gian giao dịch của các trái phiếu Louis Ederington & et al (2015).

Như vậy, yếu tố được đưa ra xem xét còn là CPI. Ngoài ra, để tận dụng ưu điểm của phương pháp nghiên cứu sự kiện, tác giả đề xuất thêm 1 yếu tố mà quan quan sát thực tế rút ra được, đó là thông tin về ngày giao dịch không hưởng quyền. Theo tác giả đánh giá, đây là một trong các yếu tố không định lượng được mà Lou (2013) có đề cập đến trong bài nghiên cứu của mình. Việc chỉ phân tích 3 yếu tố tác động này đến từ lý do tác giả muốn có sự cẩn trọng trong các số liệu phân tích. Việc khoanh vùng và lựa chọn những yếu tố mang độ chính xác cao và ít bị rò rỉ nhằm tăng tính thuyết phục của phân tích theo phương pháp nghiên cứu này.

Dữ liệu nghiên cứu sẽ được thu thập từ các trái phiếu doanh nghiệp có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Thông tin về các sự kiện cũng sẽ được thu thập qua các trang thông tin truyền thông trực tuyến chuyên về tin tức tài chính.

3.2.2.1. Chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất thƣờng

Để đánh giá tác động của chỉ số CPI và thông tin về ngày giao dịch không hưởng quyền tới chênh lệch lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp. Tác giả tính toán lợi suất bất thường của trái phiếu doanh nghiệp để làm căn cứ kết luận.

(3.7)

Chênh lệch lãi suất trái phiếu bất thƣờng

( )

Trong đó:

 ARit : Chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất thường của trái phiếu i vào ngày t

 Rit : Chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thực tế của trái phiếu i vào ngày t

 E(Rit| Xt) : Chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng của trái phiếu i vào ngày t. Mức chênh lệch kỳ vọng này còn được hiểu là chênh lệch của cái trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp không xảy ra sự kiện. Giá trị kỳ vọng này được xác định dựa trên trung bình của tất cả chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thực tế diễn ra trong cửa sổ sự kiện ước lượng.

Công thức xác định chênh lệch lãi suất trái phiếu bất thường được sử dụng để tính toán các mức chênh lệch bất thường xung quanh khoảng thời gian sự kiện quan sát diễn ra và được dùng để vẽ đồ thị, qua đó phân tích xu hướng biến động nói chung do sự kiện gây ra.

Chênh lệch lãi suất trái phiếu bất thƣờng lũy kế (cumulative abnormal return):

( ) ∑ (3.8) Trong đó:

 ( ): Chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất thường lũy kế của trái phiếu i ở sổ sự kiện ( )

 ARit : Chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất thường của trái phiếu i vào ngày t

(3.9)

Sau khi đã xác định được CAR của các trái phiếu doanh nghiệp, tác giả tiếp tục sử dụng kết quả tính toán được để giá trị CAR trung bình của tất cả các lần sự kiện diễn ra:

( ) ∑ ( )

Trong đó:

 ( ): Trung bình chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất thường lũy kế của tất cả các lần diễn ra sự kiện tại cửasổ sự kiện ( )

 N : Số lần sự kiện được diện ra của tất cả các trái phiếu quan sát.

Giá trị ( ) sẽ được sử dụng để thiết lập bảng so sánh các cửa sổ sự kiện khác nhau, từ các cửa sổ trước sự kiện cho đến các cửa sổ sau sự kiện.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp thực tế (Rit)

Mức chênh lệch thực tế của lợi suất của trái phiếu trong giai đoạn này được xác định cũng được xác định theo công thức (2.1). Trong đó, lợi suất trái phiếu doanh nghiệp là lợi suất thực tế. Lợi suất trái phiếu chính phủ & các yếu tố có liên quan được giải thích rõ hơn dưới đây.

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp: Hiện tại, thị trường Việt Nam chưa có

một hệ thống thông tin tổng hợp và tính toán các chỉ số đặc thù liên quan đến trái phiếu như của các thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển trên thế giới. Vì vậy, tác giả xây dựng riêng một bảng chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thông qua các dữ liệu có sẵn, bao gồm: Giá giao dịch hàng ngày của trái phiếu doanh nghiệp niêm yết, kỳ hạn của trái phiếu, ngày đáo hạn của trái phiếu, lãi suất trái phiếu chính phủ các kỳ hạn từ 1 đến 10 năm, lãi suất coupon của trái phiếu doanh nghiệp.

Như vậy kết quả dữ liệu thu thập cho 5 trái phiếu và 249 ngày giao dịch được thiết lập thông qua các số liệu hiện có trên trang web của sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

Giá giao dịch hàng ngày của trái phiếu doanh nghiệp niêm yết: Giá giao dịch của các trái phiếu doanh nghiệp đang niêm yết sẽ được thu thập thông qua trang web của sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Tuy không trực tiếp cung cấp giá nhưng với dữ liệu về Tổng giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch, tác giả sẽ tính ra giá của trái phiếu được giao dịch tại ngày đó thông qua công thức:

( )

Trong đó:

 Pt : Giá trị giao dịch bình quân tại ngày t của trái phiếu

 TVt : Tổng giá trị giao dịch của trái phiếu tại ngày t

 Vt : Tổng khối lượng giao dịch của trái phiếu tại ngày t

Thông tin cơ bản về trái phiếu doanh nghiệp (Mệnh giá trái phiếu, lãi suất Coupon, ngày đáo hạn): Các thông tin này sẽ được thu thập tại trang web của sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Mục đích việc thu thập là nhằm để xác định dòng tiền tương lai và kỳ hạn còn lại của trái phiếu, qua đó tính ra được lãi suất thực tế của trái phiếu. Coupon của các trái phiếu sử dụng trong bài nghiên cứu này được trả định kỳ 2 lần/năm.

Công thức dưới đây thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố Giá trị hiện tại của trái phiếu, mệnh giá, coupon và ngày đáo hạn:

∑ ( ) ( ) ( ) Trong đó:

 Ci : Coupon của trái phiếu tại các kỳ trả lãi

 FV: Mệnh giá của trái phiếu được trả vào ngày đáo hạn

 T : Thời điểm trái phiếu đáo hạn

 t : Thời điểm trái phiếu tại ngày quan sát t

 r : lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp đến ngày đáo hạn (YTM)

sẽ được làm tròn đến hàng đơn vị

Lãi suất trái phiếu chính phủ: Lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ được thu thập và tổng hợp theo từng ngày, số liệu về lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ được đa dạng về kỳ hạn (1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm), thời gian lấy dữ liệu sẽ khớp với các khoảng thời gian mà giá của trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết, từ tháng 05/2017 đến tháng 05/2018. Dữ liệu sẽ được thu thập từ bảng số liệu được thu thập sẵn từ trang Tradingeconomics.

Ngoài việc là cơ sở để tính toán chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp, việc thu thập lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm cũng là cơ sở để tác giả so sánh biến động của lãi suất này đối với biến động của chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ thông qua phân tích biểu đồ.

Kỳ hạn của trái phiếu sẽ được xác định dựa kết quả làm tròn lên của công thức:

[

] ( )

Trong đó:

 T : Thời điểm trái phiếu đáo hạn

Trong trường hợp kỳ hạn trái phiếu còn lại là 4 năm, tác giải sẽ sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm để làm cơ sở tính toán chênh lệch lãi suất kỳ hạn 4 năm.

3.2.2.2. Các chỉ tiêu quan sát

Chỉ số giá tiêu dùng CPI: Chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng là một trong những yếu tố được sử dụng trong phương pháp phân tích sự kiện. Thông thường, biến động CPI hàng tháng của Việt Nam sẽ được công bố vào ngày 29 cuối mỗi tháng. Tác giả sẽ lấy mốc ngày 29 là ngày diễn ra sự kiện. Trong trường hợp ngày 29 rơi vào các ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần, ngày diễn ra sự kiện sẽ được ấn định là ngày giao dịch diễn ra gần nhất sau ngày 29. Ngoài ra, qua quan sát thực tế về 5 trái phiếu trong 249 ngày giao dịch, tác giả nhận thấy có một khác biệt trong hai trường hợp CPI tăng và CPI giảm. Chính vì vậy, sau khi đã thu thập đủ số lần CPI được thông báo, tác giả sẽ tiến hành chia ra làm 2 nhóm: Nhóm sự kiện CPI tăng và nhóm sự kiện CPI giảm. Cửa sổ sự kiện của CPI sẽ là (-10; +10).

Ngày giao dịch không hƣởng quyền: Thông thường, ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ diễn ra một năm 2 lần, tương ứng với hai kỳ trả lãi của trái phiếu doanh nghiệp. Các thông tin về ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định thông qua các báo cáo của doanh nghiệp được đăng tải tổng hợp trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Việc chọn ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ phụ thuộc vào dữ hiện có của bài nghiên cứu. Các thời điểm giao dịch không hưởng quyền được chọn phải đảm bảo điều kiện diễn ra sau 50 ngày giao dịch đầu tiên của bảng dữ liệu, nhằm đảm bảo có đủ dữ liệu để xác định chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng.

3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu sử dụng ba phương pháp: thống kê mô tả, phân tích tương quan và nghiên cứu sự kiện để phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố lên chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)