THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

3.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT

NAM HIỆN NAY

Ngoài cơ sở lý thuyết, hướng tiếp cận nghiên cứu và việc lực chọn phương pháp nghiên cứu còn dựa trên thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Dù trái phiếu doanh nghiệp đã xuất hiện từ khá lâu (khoảng 20 năm tính từ ngày trái phiếu của BIDV lần đầu tiên giao dịch vào năm 2000) song thị trường của loại trái phiếu này lại vô cùng mờ nhạt so với thị trường cổ phiếu, hay so với thị trường trái phiếu chính phủ trong cả quy mô, giao dịch lẫn tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp.

3.1.1. Thị trƣờng sơ cấp

Theo thống kê cả AsianBondOnline, tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2017, có tất cả 26 công ty đã có phát hành trái phiếu doanh nghiệp mà trái phiếu chưa đến thời gian đáo hạn. Đây là những doanh nghiệp có công khai thông tin trên các trang tin tức điện tử trong tuyến và gần như tất cả đều được phát hành thông qua hình thức phát hành riêng lẻ (tỷ lệ này chiếm khoảng hơn 60% trong năm 2016 (VCBS, 2016). Nếu so sánh với một số quốc gia có thị trường trái phiếu doanh nghiệp như Mỹ, Đức và Hàn Quốc có thể thấy được sự hạn chế trong quy mô phát hành. Ở các quốc gia này tỷ lệ phát hành riêng lẻ chỉ chiếm dưới 12%, phần đa đều được phát hành thông qua hình thức phát hành đại chúng, dễ dàng tiếp cận với nhà đầu tư ở quy mô lớn hơn và vì thế quy mô phát hành cũng lớn hơn. Ngược lại ở Việt Nam, do phần đa phát hành thông qua hình thức riêng lẻ nên bị hạn chế số lượng nhà đầu tư cũng như số vốn huy động. Ngoài ra, tỷ trọng về khối lượng trái phiếu đang lưu hành phân bổ cũng không đồng đều. Một nửa tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành tính đến thời điểm tháng 9/2017 thuộc về 3 doanh nghiệp Masan, VinGroup và ACB (Hình 3.1) trong khi 23 doanh nghiệp còn lại chiếm chưa đến một nửa. Xét trên khía cạnh về ngành nghề, theo báo cáo thị trường trái phiếu 2016

của VCBS cho thấy trái phiếu của nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và công ty chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn. Theo đó, tỷ trọng khối lượng phát hành lần lượt là 4.5%, 21.2% và 4.6%. Xét về khía cạnh cấu trúc kỳ hạn, trái phiếu doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng cân bằng hơn: trái phiếu kỳ hạn dưới 3 năm chiếm 27%, từ 3 đến 5 năm chiếm 40% và trên 5 năm chiếm 33%, trong đó trái phiếu nhóm công ty chứng khoán có kỳ hạn ngắn nhất (chủ yếu dưới 2 năm) (VCBS, 2016),

Hình 3.1: Tỷ trọng về giá trị phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam tính đến thời điểm tháng 09/2017

Nguồn: ADB và tác giả

3.1.2. Thị trƣờng thứ cấp

Hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp, từ sàn giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội )

cho đến thị trường phi tập trung OTC, vẫn còn tương đối hạn chế so với các thị trường vốn khác, bao gồm cả thị trường trái phiếu chính phủ. Tính cho đến thời điểm tháng 05/2018, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp hàng hàng ngày chỉ tập trung diễn ra đối với các mã trái phiếu của Vingroup, Masan (gồm cả Anco) hay Novaland, còn các trái phiếu được niêm yết khác của các công ty như Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII), Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) hay thậm chí là của ngân hàng BIDV là gần như không có ghi nhận bất kỳ một giao dịch nào trong suốt một năm qua. Được biết, các trái phiếu của Vingroup, Masan Đối với các trái phiếu chưa niêm yết, gần như không thể ghi nhận bất cứ số liệu nào về giao dịch do cơ sở hạ tầng phục vụ việc ghi nhận thông tin cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp là chưa có. Hơn nữa, các số liệu giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM cũng không được lưu lại nếu như đã qua 1 năm.

Ngoài ra, việc cơ sở hạ tầng phục vụ cho thị trường trái phiếu chưa phát triển gây khó khăn trong việc thu thập dữ liệu về thị trường thứ cấp. Thống kê từ “Đề án hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam” cho hay, có 6/8 hạng mục cơ sở phục vụ cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam chưa được đầu tư thích đáng.

Như vậy, nhìn chung từ thực trạng của thị trường trái phiếu sơ cấp và thứ cấp trên đây cho thấy hạ tầng phục vụ cho thị trường trái thiếu doanh nghiệp Việt Nam chưa đầy đủ, dẫn đến khó khăn trong ghi nhận, thống kê các thông tin giao dịch. Điều này khiến cho các nghiên cứu định lượng nói chung và chênh lệch lãi suất trái phiếu chính doanh nghiệp nói riêng trở nên khó khăn hơn. Trên cơ sở tôn trọng hiện trạng và với khát khao thực hiện nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực này, tác giả mạnh dạn sử dụng phương pháp phân tích mô tả, thống kê, phân tích tương quan để quan sát, đánh giá đặc điểm các biến cũng như dự đoán chiều hướng tác động của chúng và khẳng định thêm một lần nữa bằng chọn mẫu để phân tích sự kiện để đánh giá các tác động của một số yếu tố có thể thu thập được đến chênh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)