Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của một số nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 28)

trên thế giới và bài học cho BIDV

1.4.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Úc

Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1993, mạng lưới chi nhánh ngân hàng Úc tăng liên tục do ngân hàng muốn tận dụng ưu thế về khả năng tiếp cận và tính tiện lợi của chi nhánh nhằm thu hút khách hàng trong một môi trường kinh doanh chịu sự điều tiết chặt chẽ của Chính phủ. Đó là cách duy nhất mà ngân hàng có thể làm để gia tăng thị phần và đạt được tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên sau đó nền kinh tế Úc rơi vào suy thoái. Vấn đề cấp bách lúc này là các ngân hàng Úc cần phải làm gì để chống chọi lại xu hướng đi xuống của doanh thu và lợi nhuận. Giải pháp được đồng thuận là hợp lý hóa hệ thống ngân hàng, giảm thiểu chi phí tối đa, nghĩa là ngân hàng đóng cửa các chi nhánh hoạt động không hiệu quả, số lượng nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng bị cắt giảm. Trong giai đoạn này, kênh phân phối điện tử là một giải pháp thay thế tích cực cho các chi nhánh: chi phí đầu tư rẻ hơn

so với việc duy trì một chi nhánh, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn, khả năng phục vụ 24/7... là những ưu thế nổi trội của kênh phân phối điện tử. Các ngân hàng tại Úc khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch điện tử thông qua chính sách phí, góp phần chuyển dịch từ các chi nhánh truyền thống sang kênh giao dịch hiện đại hơn. Để khắc phục các tác động tiêu cực do đóng cửa các chi nhánh gây ra, hệ thống ngân hàng Úc đã sử dụng nhiều loại kênh phân phối dịch vụ mới thay thế, như: ATM, EFTPOS (End Funds Transfer Point of Sale – Các điểm đầu cuối), Phone banking và Internet banking. Đối với những khách hàng ở vùng sâu, có trình độ dân trí chưa cao, nhiều ngân hàng đã mở thêm các chi nhánh đặt trong các cửa hàng, một số khác thì liên kết với hệ thống bưu điện, hợp tác với các hãng bán lẻ lớn và các hiệu thuốc. Các trung tâm giao dịch nông thôn cũng được thiết lập để hỗ trợ người dân vùng nông thôn (Rural transaction centres - RTCs). Các RTCs cung cấp các giao dịch ngân hàng cơ bản, dịch vụ bưu điện, dịch vụ y tế, điện thoại và internet. Với những thay đổi trên, đến nay các kênh phân phối điện tử được sử dụng rất rộng rãi tại Úc, góp phần gia tăng tiện ích cho khách hàng và đưa hệ thống ngân hàng Úc phát triển ổn định.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Mỹ

Theo một nghiên cứu của Stegman chi phí trung bình cho việc thực hiện một giao dịch ngân hàng bất kỳ theo kênh truyền thống qua quầy giao dịch tại Mỹ là 1.07 USD, qua các kênh ngân hàng tự động khác nhau lần lượt là: 0.04 USD đối với một giao dịch thực hiện qua trung tâm liên lạc khách hàng (call/contact center); 0.27 USD qua ATM; và 0.01 USD thông qua dịch vụ Internet banking thực hiện trên một máy tính cá nhân bình thường. Điều này cho thấy rằng các giao dịch dựa trên công nghệ điện tử đã trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành ngân hàng Mỹ trong việc giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng của ngân hàng ở phạm vi toàn cầu. Kết quả là đến tháng 5 năm 2013, theo cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 7 năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ, 61 người sử dụng Internet thực hiện giao dịch E-banking, tăng 43 từ 18 năm 2000; và 35 người sử dụng điện thoại để giao dịch với ngân hàng, tăng

17 so với tại thời điểm tháng 5 năm 2011.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của ngân hàng Ma a sia

Malaysia thực hiện phát triển dịch vụ NHĐT từ những năm 80 và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía chính phủ. Điều này thể hiện qua chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý, hệ thống thanh toán điện tử và định hướng phát triển nền kinh tế tri thức. Ngoài ra các ngân hàng Malaysia cũng rất linh hoạt trong phát triển dịch vụ NHĐT thông qua nghiên cứu sự tiếp nhận của khách hàng đối với dịch vụ NHĐT tạo cơ sở thiết kế các sản phẩm dịch vụ NHĐT phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng công nghệ của khách hàng.

1.4.1.4. Kinh nghiệm của ngân hàng ingapore

Với lợi thế là một nước ứng dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới và khu vực Đông Nam Á, dịch vụ NHĐT được phát triển khá mạnh mẽ ở Singapore. Chính phủ và ngân hàng trung ương Singapore cũng đặc biệt chú trọng tới xây dựng môi trường thuận lợi cho phát triển dịch vụ NHĐT. Ngoài ra, Chính phủ cũng như các NHTM Singapore cũng đặc biệt chú trọng tới vấn đề an ninh trong phát triển dịch vụ NHĐT.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Bài học rút ra đối với các Việt Nam là để đẩy mạnh và đưa dịch vụ E- banking tiếp cận đến nhiều thành phần dân cư, các ngân hàng có thể chủ động hạn chế mở rộng mạng lưới chi nhánh (khác với tình thế bị động của các ngân hàng Úc), từ đó đưa dịch vụ E-banking tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn cũng như góp phần làm giảm chi phí hoạt động và nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ. Bên cạnh đó các ngân hàng còn có thể đưa ra chính sách phí phù hợp để thu hút khách hàng. Đối với những khách hàng có trình độ dân trí thấp, họ vẫn có thể tìm đến các chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng, tuy nhiên số lượng các điểm giao dịch được phân bổ hạn chế. Mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng sẽ được phát triển theo hướng chất lượng, chứ không chạy theo số lượng.

Ngoài ra, từ kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số ngân hàng trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số khía cạnh cốt lõi cần được quan tâm

đúng mức khi phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam như sau:

 Thứ nhất là, yếu tố công nghệ, cơ sở hạ tầng để áp dụng công nghệ mới.

 Thứ hai là, vấn đề bảo mật và an ninh mạng do tác hại của hacker, virus máy tính...là ảnh hưởng lớn đến tinh thần và tổn thất của khách hàng cũng như người sử dụng dịch vụ.

 Thứ ba là, chất lượng dịch vụ và sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân hàng để tạo sự khác biệt nhằm thu hút khách hàng, tăng sự cạnh tranh.  Thứ tư là, chất lượng của nguồn nhân lực cũng như quy mô của một ngân

hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ ngân hàng điện tử.

 Thứ năm là, hệ thống pháp lý trong các hoạt động thương mại điện tử và giao dịch trực tuyến của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu các nội dung: Dịch vụ ngân hàng điện tử, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các nước trên thế giới và rút ra bài học cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng và BIDV nói chung. Đây là cơ sở lý thuyết nền tảng để tác giả nghiên cứu những chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH GIA LAI 2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV)

và BIDV chi nhánh Gia Lai 2.1.1. Tổng quan về BIDV

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trải qua một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam:

 Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.  Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam (BIDV).

 Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.

Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng với những cột mốc lịch sử:

 Ngày 24/01/2014, cổ phiếu của ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam với mã giao dịch là BID.

 Đến cuối năm 2014, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có 127 chi nhánh, 584 phòng giao dịch, 16 quầy tiết kiệm/Điển giao dịch đứng thứ ba trong hệ thống ngân hàng về số điểm mạng lưới truyền thống, ngoài ra cũng phát triển mạnh các kênh phân phối hiện đại như ATM, POS.

 Tiếp tục khẳng định là đơn vị tiên phong trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, đến cuối năm 2014, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 1700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

 Đến ngày 25/5/2015, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện thành công “ Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại“ với việc sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB). Đề án này tạo một bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 1822 máy rút tiền tự động ATM, 15962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

 Đến cuối 2015, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thành lập văn phòng thương mại, chi nhánh ngân tại 06 quốc gia khác trên thế giới: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hoà Liên Bang Nga và Đài Loan.

 Liên doanh bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife được thành lập trên cơ sở hợp tác với Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ Metlife...

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh...

2.1.2. Tổng quan về BIDV - Chi nhánh Gia Lai

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển-Chi nhánh Gia Lai (BIDV Gia Lai) là một trong những chi nhánh lớn nhất, năng động nhất trong hệ thống Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam. Tiền thân của NHĐT&PT chi nhánh Gia Lai là chi nhánh Kiến Thiết tỉnh Gia Lai-Kon Tum được thành lập theo số 580/TCVB ngày 15 tháng 11 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Từ khi thành lập đến nay, BIDV Chi nhánh Gia Lai đã qua các lần đổi tên sau:

- Tháng 7 năm 1981: đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Gia Lai- Kon Tum.

- Tháng 7 năm 1990: đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Gia Lai- Kon Tum.

- Tháng 10 năm 1991: đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Gia Lai.

Những mốc thời gian quan trọng:

- Tháng 11 năm 1976 đến tháng 7 năm 1981: Chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết Tỉnh Gia Lai - Kon tum trực thuộc Bộ tài chính.

- Tháng 7 năm 1981 đến tháng 6 năm 1988: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Gia Lai - Kon Tum thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Tháng 7 năm 1988 đến tháng 6 năm 1989: Chi nhánh đã sáp nhập vào chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Gia Lai- Kon Tum.

- Tháng 7 năm 1989: Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Xây dựng tỉnh Gia Lai - Kon Tum được tái lập cho đến tháng 6 năm 1990.

- Tháng 7 năm 1990 đến tháng 10 năm 1991: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Gia Lai - Kon Tum

- Tháng 10 năm 1991 đến nay: Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển tỉnh Gia Lai.

Trụ sở qua các giai đoạn:

- Tháng 11 năm 1976 đến tháng 7 năm 1989: trụ sở được đặt tại 25 đường Tăng Bạc Hổ - Thị xã Pleiku.

- Tháng 7 năm 1989 đến tháng 12 năm 1991: trụ sở được dời đến 66 đường Tăng Bạt Hổ - Thị xã Pleiku.

 Huân chương lao động Hạng Ba cho giai đoạn 1991-1995.

 Huân chương lao động Hạng Nhì cho giai đoạn1995-1999.

 Và nhiều phần thưởng cao quý khác.

- Tháng 1 năm 1992 đến nay: trụ sở được đặt tại 12A đường Lê Lợi nối dài – Thành phố Pleiku, tỉnh GiaLai.

Thành tích đạt đƣợc:

Được thành lập sau ngày đất nước thống nhất, năm 2016, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai (BIDV Gia Lai) tròn 40 tuổi. Xâu chuỗi quãng thời gian hoạt động và cùng với thành tích xuất sắc đạt được trong năm 2015, Chi nhánh Gia Lai đã được Ban lãnh đạo BIDV ghi nhận là đơn vị có hoạt động tín dụng xuất sắc nhất giai đoạn 2013-2015 và là một trong 3 đơn vị kinh doanh dẫn đầu toàn hệ thống.

Năm 2016, ghi dấu chặng đường 40 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập, nâng cao vị thế hình ảnh thương hiệu BIDV trên địa bàn đồng thời vinh dự, tự hào được đón nhận cờ thi đua xuất sắc 10 năm của BIDV, Cờ thi đua Ngân hàng NN Việt Nam và Cờ Vì Sự nghiệp Xây dựng và Bảo vệ tỉnh Gia lai 1976-2016 của Tỉnh Gia Lai trao tặng.

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV và BIDV chi nhánh Gia Lai trong những năm gần đây trong những năm gần đây

2.2.1. Khát quát hoạt động kinh doanh của BIDV

Cơ cấu vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hoàn tất xong việc cổ phần hóa vào tháng 4 năm 2012 với vốn điều lệ là 23,000,000,000,000 đồng. Tính đến nay, BIDV đã nhiều lần thay đổi vốn điều lệ. Hiện tại, vốn điều lệ của BIDV là 34,187,153,340,000 đồng. Như vậy, so với thời điểm trước, vốn điều lệ của BIDV không ngừng tăng vọt, đặc biệt sau những lần sáp nhập gần đây.

Một số ghi nhận về thay đổi vốn điều lệ của BIDV trong thời gian qua được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Xét về cơ cấu vốn điều lệ, tính đến thời điểm năm 2017, hơn 95 vốn điều lệ thuộc về Ngân Hàng Nhà Nước (SBV). Như thế, so với top 3 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, BIDV là ngân hàng có tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước cao nhất hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)