Những đánh giá trên đây chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và phát triển hơn nữa dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Gia Lai nói riêng có đối sách cụ thể cho từng nhóm nhân tố nhằm hoàn
thiện chất lượng dịch vụ, nâng tầm sản phẩm dịch vụ cung cấp tương xứng với vị trí đầu ngành của BIDV Gia Lai tại địa bàn tỉnh.
3.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Hoàn thiện hành lang pháp lý: Ngân hàng nhà nước nên tiếp tục hoàn thiện
hành lang pháp lý để dễ dàng quản lý, giám sát các loại hình, phương tiện và hệ thống thanh toán điện tử mới. Bên cạnh đó cũng nên tiến hành đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyển khích phát triển, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức ngoài hệ thống ngân hàng cũng như tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam.
Nâng cấp hệ thống liên ngân hàng: Mở rộng nâng cấp hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng ( IBPS) thành hệ thống xử lý tập trung, trở thành hệ thống tiên tiến, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để sẵn sàng hội nhập. Mở rộng sự kết nối bên trong IBPS và tăng số phiên thanh toán bù trù trong ngày, kéo dài thời gian hoạt động đối với hệ thống thanh toán giá trị thấp.
Xây dựng triển khai các hệ thống thanh toán bán lẻ: Ngân hàng nhà nước nên
sớm hoàn tất và đưa vào triển khai dự án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất theo nội dung đề án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cũng nên nhanh chóng xây dựng Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ tại Việt Nam.
Giám sát và hoàn thiện hệ thống quản lý thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng thương mại qua hệ thống ngân hàng điện tử nhà nước: Ngân hàng nhà nước
nên tiếp tục nghiên cứu các giải pháp kết nối trực tiếp giữa hệ thống IBPS với hệ thống Core Banking của các ngân hàng thành viên nhằm tự động hóa quy trình giao dịch.
Nghiên cứu áp dụng chuẩn ISO theo thông lệ quốc tế: Ngân hàng nhà nước
nên đẩy mạnh việc áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế ISO 20022 đối với hệ thống IBPS, hệ thống ACH và các hệ thống bán lẻ khác.
thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam.
Đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống giao dịch: bằng cách phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cường các quy định và biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật, ngăn chặn các hiện tượng trục lợi của xấu.
Đẩy mạnh hệ thống ngân hàng ở những vùng xa, vùng sâu, vùng nông thôn. Kết hợp với các ngân hàng thương mại và tổ chức khác để phổ biến kiến thức và hướng dẫn về thanh toán điện tử: Quảng bá ngân hàng hiện đại sẽ góp phần thay đổi thói quen dùng tiền mặt đang tồn tại khá lâu trong cộng đồng dân cư tại Việt Nam.
3.2.2. Khuyến nghị đối với Cơ quan ban ngành, cơ quan quản lý Nhà nƣớc
An toàn giao dịch và phòng chống tội phạm công nghệ cao đang được chính phủ tất cả các nước quan tâm. Các cơ quan ban ngành cần chung tay tìm ra các giải pháp để ngăn chặn và răn đe các hành vi phạm tội. Một số cơ quan ban ngành cần tham gia có thể được nhắc tới sau đây:
Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50: cơ quan điều tra của Bộ Công An chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong cả nước, tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao; trực tiếp tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các hành vi vi phạm và tội phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của Pháp luật và của Bộ trưởng.
Cục trưởng Cục Công nghệ tin học của ngân hàng nhà nước, các viện, trường đại học công nghệ kỹ thuật có thể tham gia nghiên cứu các sản phẩm công nghệ cao, các sản phẩm có tính bảo mật.