Thực trạng mở rộng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng II (Trang 56 - 63)

Biểu đồ 2.2 : Tình hình dƣ nợ cho vay của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II

2.3. Thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạ

2.3.3. Thực trạng mở rộng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông

và nông nghiệp sạch của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II

a) Doanh số cho vay NNUDCNC & NNS

Trong thời gian qua, Agribank chi nhánh Lâm Đồng II có những nỗ lực trong việc mở rộng cho vay NNUDCNC & NNS, tiếp cận sâu đến mục đích vay vốn và vẫn kiểm soát đƣợc rủi ro. Chi nhánh có những bƣớc tăng trƣởng doanh số cho vay NNUDCNC & NNS tốt.

Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay NNUDCNC & NNS của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II

(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)

Doanh số cho vay NNUDCNC & NNS tăng lên theo từng năm. Năm 2016, doanh số cho vay NNUDCNC & NNS đạt 19.000 triệu đồng. Năm 2017 doanh số cho vay NNUDCNC & NNS đạt 120.500 triệu đồng, tăng 101.500 triệu đồng với tỷ lệ tăng 535,21% so với năm 2016. Năm 2018 doanh số cho vay NNUDCNC & NNS đạt 179.365 triệu đồng, tăng 58.865 triệu đồng với tỷ lệ tăng 48,48% so với năm 2017. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng năm 2018 thấp hơn năm 2017 nhƣng đây là kết quả khả quan trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng nhƣ hiện nay.

Nhìn chung, Agribank chi nhánh Lâm Đồng II đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mở rộng hoạt động cho vay NNUDCNC & NNS, vƣợt qua khó khăn thách thức, giữ vững đà phát triển đảm bảo hoạt động cho vay NNUDCNC & NNS hiệu quả, lành mạnh trong giai đoạn 2016 - 2018.

b) Doanh số thu nợ cho vay NNUDCNC & NNS

Hoạt động cho vay NNUDCNC & NNS là hoạt động có phát sinh rủi ro, đồng vốn cho vay có thể thu hồi hồi đúng hạn, hoặc quá hạn, hoặc cũng có thể không thu hồi đƣợc. Vì vậy công tác thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn đƣợc ban lãnh

đạo Agribank chi nhánh Lâm Đồng II đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng vào công tác thu hồi nợ sao cho đồng vốn đƣợc sử dụng một cách hiệu quả nhất, không bị thất thoát giảm thiểu rủi ro và đảm bảo đƣợc chất lƣợng cho vay. Công tác thu hồi nợ cho vay NNUDCNC & NNS của Chi nhánh trong những năm gần đây nhƣ sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Biểu đồ 2.5: Doanh số thu nợ cho vay NNUDCNC & NNS

(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)

Cùng với tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay NNUDCNC & NNS thì doanh số thu nợ NNUDCNC & NNS của Chi nhánh cũng tăng đều hàng năm. Qua biểu đồ 2.5 ta thấy, năm 2017 doanh số thu nợ NNUDCNC & NNS đạt 76.762 triệu đồng tăng 63,32% so với 2016. Doanh số thu nợ NNUDCNC & NNS tiếp tục tăng lên vào năm 2018, tăng 60,24% so với năm 2017 tức là đạt 123.000 triệu đồng. Tốc độ tăng doanh số thu nợ NNUDCNC & NNS những năm gần đây tăng lên nhiều. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lƣợng cho vay ngày một nâng cao.

- Quy mô dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS

Đơn vị tính: Triệu đồng

Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)

Dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS tăng dần qua các năm. Năm 2016 dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS là 31.262 triệu đồng. Năm 2017, dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS tăng lên mức 75.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 140% và tiếp tục tăng lên 131.365 triệu đồng vào năm 2018. Số liệu này cho thấy Agribank Lâm Đồng II đã ƣu tiên, chú trọng đến hoạt động cho vay NNUDCNC & NNS.

- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS so với tổng dƣ nợ cho vay

Bảng 2.4. Tỷ lệ dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS so với tổng dư nợ cho vay

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dƣ nợ tín dụng 8.372.000 10.814.000 13.180.000 Dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS 31.262 75.000 131.365

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay NNUDCNC &

NNS 0,37 0,69 1,00

Nhìn vào bảng 2.4, tỷ lệ dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS so với tổng dƣ nợ cho vay tăng lên qua các năm. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay NNUDCND & NNS giai đoạn 2016-2018 lần lƣợt là 0,37%, 0,69%, 1%. Chỉ tiêu này cho thấy mặc dù quy mô dƣ nợ tăng lên nhƣng tỷ trọng dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS chƣa cao, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dƣ nợ cho vay của Chi nhánh.

- Số lƣợng khách hàng vay vốn

Số lƣợng khách hàng vay vốn tại Chi nhánh chƣa nhiều. Hiện tại Chi nhánh mới cho vay NNUDCNC & NNS đến 3 khách hàng là Công ty TNHH TM DV Trƣờng Hoàng; Công ty TNHH TM & DV Trƣờng Hoàng Lâm Đồng và Công ty TNHH SX TM Nông sản Phong Thúy. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn tƣơng đối lớn. Do vậy, cơ hội phát triển quan hệ tín dụng đối với lƣợng khách hàng là tƣơng đối lớn. Agribank chi nhánh Lâm Đồng II cần có những chính sách mở rộng cho vay NNUDCNC & NNS nhƣng vẫn đảm bảo lựa chọn các khách hàng có dự án kinh doanh khả thi, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.

- Cơ cấu dƣ nợ cho vay NNUDCND & NNS + Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS theo kỳ hạn

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100,00 Nợ ngắn hạn 31.262 100,00 75.000 100,00 115.000 87,54 Nợ trung và dài hạn - - - - 16.365 12,46

(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)

Về cơ cấu kỳ hạn cho vay: Do đặc trƣng riêng của nông nghiệp mang tính thời vụ, sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp thƣờng ngắn ngày nên cho vay ngắn

hạn chiếm tỷ trọng lớn so với các loại hình cho vay khác.

Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 87% tổng dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS, đặc biệt năm 2016 và năm 2017 các dự án vay vốn đều là vay ngắn hạn nên dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS chiếm 100%, không cho vay dài hạn NNUDCNC & NNS. Nhìn vào mặt cơ cấu về thời hạn vay vốn của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II cũng phản ánh về nền kinh tế ở nông thôn hiện nay, hầu hết nhu cầu vốn là ngắn hạn. Có thể thấy việc cho vay ngắn hạn sẽ chỉ tập trung vào các lĩnh vực chế biến, tiêu thụ hoặc sản xuất nông nghiệp có vòng quay vốn ngắn. Việc hỗ trợ vốn cho ngƣời vay trong giai đoạn này là tƣơng đối cần thiết và cho vay ngắn hạn sẽ giảm thiểu đƣợc nhiều rủi ro cho ngân hàng do dễ dàng tính toán đƣợc hiệu quả sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, rủi ro càng cao lợi nhuận càng cao nên thƣờng các khoản cho vay trung, dài hạn có biên lợi nhuận cao hơn với khoản vay ngắn hạn. Khi nền kinh tế phục hồi, chi nhánh cần cơ cấu lại dƣ nợ cho vay NNUDCND & NNS theo định hƣớng tăng trƣởng cho vay trung, dài hạn để gia tăng lợi nhuận. Cơ cấu dƣ nợ cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn nên duy trì tỷ lệ là 70/30.

+ Cơ cấu cho vay theo loại tiền

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS theo loại tiền

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ cho vay NNUDCNC&NNS 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100,00 Nội tệ 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100,00 Ngoại tệ - - - - - -

(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)

Qua các năm ta thấy, dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn. Tất cả các khoản cho vay NNUDCNC & NNS đều là nội tệ mà không có ngoại tệ. Khi cấp tín dụng bằng ngoại tệ, ngoài gặp rủi ro về tín dụng, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro về tỷ giá hối đoái. Mặt khác, việc cho vay bằng ngoại tệ đƣợc

kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc. + Cơ cấu cho vay theo loại tiền

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS theo tài sản đảm bảo

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100 Dƣ nợ có TSĐB 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100 Dƣ nợ không có TSĐB - - - - - -

(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)

TSĐB là điều kiện gần nhƣ bắt buộc đối với các khách hàng khi muốn quan hệ tín dụng với ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đã nới lỏng điều kiện này đối với các khách hàng trong trƣờng hợp các khách hàng này sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có quan hệ tín dụng tốt, lâu dài với ngân hàng.

Căn cứ vào bảng trên cho ta thấy tỷ lệ phần trăm dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS có đảm bảo bằng tài sản giai đoạn 2016-2018 là 100%. Tất cả các khoản vay NNUDCNC & NNS đều có TSĐB. Giá trị khoản vay bằng tối đa 75% giá trị tài sản bảo đảm. Điều đó phản ánh phản ánh xu hƣớng của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II là ngày càng coi trọng tính an toàn của các khoản vay vốn, hạn chế thấp các loại nợ xấu phát sinh của khách hàng không xử lý đƣợc.

Tuy vậy, trong một số trƣờng hợp ngân hàng nên dựa vào năng lực tài chính thực tế và phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả của các khách hàng vay vốn để đảm bảo doanh số cho vay phù hợp, tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào TSĐB mà bỏ qua các khách hàng có phƣơng án kinh doanh khả thi, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Nợ xấu và nợ quá hạn

vay. Các khoản cho vay có chất lƣợng khi vốn vay đƣợc khách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, tạo ra số tiền lớn hơn, thông qua đó ngân hàng thu hồi đƣợc gốc và lãi, còn ngƣời đi vay trả đƣợc nợ, bù đắp chi phí và thu đƣợc lợi nhuận. Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo đƣợc hiệu quả xã hội.

Giai đoạn 2016-2018, chi nhánh không phát sinh nợ xấu và nợ quá hạn đối với cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Điều đó phản ánh công tác thu hồi nợ tại chi nhánh tốt. Các khoản vay NNUDCNC & NNS có chất lƣợng tốt là do tại đơn vị công tác cảnh báo nợ sớm đƣợc hỗ trợ hàng tháng nhằm phòng ngừa và đánh giá đƣợc rủi ro tiềm tàng tránh thất thoát nguồn vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng II (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)