Biểu đồ dư nợ của CN VietinbankGia Lai từ 2014 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 51 - 55)

(Nguồn: Báo cáo ngân hàng Vietinbank CN Gia Lai từ năm 2014 - 2017)

Trong năm 2014, tình hình kinh tế xã hội còn khó khăn, tăng trưởng chậm, giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của Gia Lai giảm, chương trình LOS vẫn còn vướng mắc cần cải tiến; hoạt động tín dụng của Chi nhánh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với định hướng tín dụng đúng đắn cùng nhiều giải pháp quyết liệt của ban lãnh đạo Chi nhánh, sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có mức tăng trưởng cao trong hệ thống Vietinbank và so với bình quân các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Laị Đến 31/12/2014 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 5.637 tỷ đồng (Trong đó vay VNĐ: 5.378 tỷ đồng, vay ngoại tệ quy VNĐ: 144 tỷ đồng) tăng 1.197 tỷ đồng, tốc độ tăng 26,95% so với đầu năm; đạt 106,36% kế hoạch NHCT VN giao, chiếm 13,02 % thị phần dư nợ trên địa bàn tỉnh, tăng 0,92% so năm trước (thị phần cho vay năm 2013: 12,1%).

Đến 31/12/2015, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 8.522 tỷ đồng (Trong đó vay VNĐ: 8.506 tỷ đồng, vay ngoại tệ quy VNĐ: 16 tỷ đồng) tăng 2.885 tỷ đồng, tốc độ

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2014 2015 2016 2017 Dư nợ khối KHCN Dư nợ khối KHDNL Dư nợ khối KHDNNVV

tăng 51,2% so với đầu năm, cao hơn mức tăng bình quân các ngân hàng trên địa bàn (mức tăng bình quân các ngân hàng trên địa bàn: 28,5%); đạt 131,1% kế hoạch NHCT VN giaọ

Trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm,thấp hơn mức tăng trưởng bình quân trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2016 Chi nhánh tiếp tục định hướng tín dụng đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tập trung vào đầu tư tín dụng cho kinh tế trang trại, kinh tế hộ, cá nhân sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp lớn sản xuất, trồng cây công nghiệp. Dư nợ cho vay ngắn hạn: 5.940 tỷ đồng tăng 538 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10% so với năm trước; dư nợ cho vay trung, dài hạn: 3.653 tỷ đồng, tăng 533 tỷ đồng so với năm trước, tỷ lệ tăng: 17,1%. Tỷ lệ cho vay TDH chiếm 38,08% trên tổng dư nợ.

Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2017 là 11.141 tỷ đồng (vay VNĐ: 10.427 tỷ đồng, vay ngoại tệ quy VNĐ: 715 tỷ đồng), tăng 1.548 tỷ đồng so năm 2016, tỷ lệ tăng: 16,13%, hoàn thành 99,53% kế hoạch năm 2017. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 6.114 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,87% tổng dư nợ; tăng 174 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng: 2,92%; Dư nợ trung dài hạn là 5.027 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,13% tổng dư nợ, tăng 1.374 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng: 37,61%.

Cơ cấu dư nợ cho vay chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản ở mức thấp. Theo bảng 2.5 dưới đây cho thấy, dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến cuối năm 2017: 706.000 triệu đồng, chiếm 6,3%/tổng dư nợ, tăng 137,7% so với năm 2016. Dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm hiện nay chủ yếu là cho vay ngắn hạn đối với các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hàng tiêu dùng và cho vay tiêu dùng CBCNV, phát hành thẻ tín dụng quốc tế.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn đến 31/12/2017: 5.027.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45,12%/tổng dư nợ, tăng 37,6% so với đầu năm. Dư nợ cho vay trung, dài hạn cao chủ yếu là dư nợ cho vay đầu tư các dự án thủy điện như Thủy điện Sê San 3, 3A, Thủy điện Ry Ninh II,… các dự án BOT Quốc lộ 14, dự án đầu tư khách sạn

và một số dự án đầu tư khác đã được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phê duyệt.

Bảng 2.5. Số liệu dư nợ của Chi nhánh theo cơ cấu thời gian vay và hình thức bảo đảm tiền vay

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2015/2014 2017/2016 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Cơ cấu theo

thời gian vay 5.637.000 8.522.000 9.593.000 11.141.000 2.885.000 51,2 1.548.000 16,1 Cho vay ngắn hạn 3.889.530 5.454.080 5.940.000 6.114.000 1.564.550 40,2 174.000 2,9 Cho vay trung, DH 1.747.470 3.067.920 3.653.000 5.027.000 1.320.450 75,6 1.374.000 37,6

Cơ cấu theo hình thức bảo đảm tiền vay 5.637.000 8.522.000 9.593.000 11.144.000 2.885.000 51,2 1.551.000 16,2 Cho vay có TSBĐ 5.428.431 8.257.818 9.296.000 10.438.000 2.829.387 52,1 1.142.000 12,3 Cho vay không TSBĐ 208.569 264.182 297.000 706.000 55.613 26,7 409.000 137,7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai từ 2014-2017)

Về cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế: Chi nhánh tiếp tục mở rộng đầu tư vốn cho hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm nâng cao chênh lệch lãi suất và phân tán rủi rọ Đặc biệt là đã mở rộng tín dụng đối với cá nhân và hộ sản xuất kinh doanh, thể hiện qua dư nợ và tốc độ tăng trưởng nhanh và tăng đều qua các năm.

*) Chất lượng tín dụng:

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Nợ nhóm 1 5.637.000 8.515.690 9.570.000 11.053.555

Nợ nhóm 2 - 4.660 9.560 24.906

Nợ xấu - 1.650 12.896 62.539

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai từ 2014-2017)

Qua bảng 2.6 ta thấy: năm 2014 không phát sinh nợ xấu, năm 2015 nợ xấu là1.650 triệu đồng, gồm 3 trường hợp khách hàng bán lẻ: 2 trường hợp nhóm 3 tổng dư nợ 850 triệu đồng - khách hàng PGD Chư pưh và Đức Cơ; 1 trường hợp nhóm 4 dư nợ 800 triệu đồng – khách hàng của phòng Bán lẻ.

Năm 2016 nợ xấu đã tăng lên 12.896 tr.đ, Năm 2017 là 62.539 tr.đ.

Trong năm 2017 có XLRR cho 7 khách hàng với tổng dư nợ: 2.414.700.000đ. Năm 2017, Chi nhánh tiếp tục củng cố và kiểm soát chất lượng tín dụng; nợ có vấn đề có tăng so năm trước về số lượng khách hàng và số dư đối với khối khách hàng bán lẻ, chủ yếu đến từ khó khăn của ngành tiêu: dịch bệnh tại địa bàn Chư Pưh, Chư Sê, Chuprong và tiêu giảm giá. (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai từ 2014-2017)

Từ đó ta thấy, tình hình nợ xấu đang ngày càng tăng ở Vietinbank CN Gia Laị Do đó lãnh đạo Vietinbank CN Gia Lai cần siết chặt hơn nữa vấn đề cho vay nợ.

2.2.3.2 Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017 *) Các chỉ tiêu định tính

Để đảm bảo khách quan về thực trạng phát triển hoạt độngcho vay KHCN tại Vietinbank Gia Lai, tác giả thực hiện điều tra lấy ý kiến đánh giá của 1500 khách hàng là KHCN đang giao dịch tại Vietinbank Gia Lai theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ở Hội sở và các phòng giao dịch của Vietinbank Gia Laị Tổng hợp điều tra qua đánh giá của 100 khách hàng bằng phương pháp phát phiếu điều tra, mẫu phiếu khảo sát theo phụ lụcđính kèm cho thấy:

Theo đánh giá của khách hàng, một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tới sự phát triển hoạt động cho vay KHCN là hạn mức cho vay và tỉ lệ cho vay/giá trị tài sản bảo đảm chiếm 85%, tiếp đến là tính chuyên nghiệp (Quy trình, thủ tục vay vốn và trình độ nhân viên) chiếm 72%, yếu tố uy tín của ngân hàng trên địa bàn chiếm 51% và cuối cùng là mạng lưới chiếm 33%. Qua đó có thể thấy rằng, muốn phát triển hoạt động cho vay, Vietinbank cần phải có một chính sách lãi suất vay, phí khoản vay hợp lý, linh hoạt và cạnh tranh, hạn mức cho vay và tỉ lệ cho vay/ giá trị tài sản bảo đảm hợp lý, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nhân tố tính chuyên nghiệp cũng quan trọng không kém đối với hoạt động cho vay đối với các KHCN.

Quan hệ vay vốn tại ngân hàng khác: Theo kết quả khảo sát điều tra, ngoài Vietinbank, khách hàng còn vay vốn tại các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn như: Vietcombank, BIDV, Agribank và một số NHTM khác. Trong 100 phiếu điều tra có đến 61 khách hàng có vay vốn tại NHTM khác. Và trong số đó đã cho biết lý do khách hàng đã chọn vay vốn NHTM khác:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)