Kết quả ƣớc lƣợng mô hình OLS, REM, FEM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 57)

khoán TP .HCM giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014

4.2. Phân tích các yếu tố tác động đến chính sách chia cổ tức của các công ty niêm

4.2.5. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình OLS, REM, FEM

Bảng 4.10: Kết quả ƣớc lƣợng hồi quy Biến phụ thuộc: DY Biến phụ thuộc: DY

Biến độc lập Mô hình hồi quy

OLS REM FEM

Hằng số (C) 8.4362 (0.2924) 6.6607 (0.3004) -6.6833 (0.7785) Tỷ lệ cổ tức năm t-1(DYt-1) 0.4908***(0.0000) 0.3912***(0.0000) 0.0001 (0.9962) Lợi nhuận sau thuế (ROA) 31.1630***(0.0000) 33.7929***(0.0000) 43.1449***(0.0000) Quy mô công ty (SIZE) -0.3085 (0.3486) -0.3136 (0.2961) 0.1515 (0.9222) Mức độ nợ (DEBT) 10.1361***(0.0000) 12.0859***(0.0000) 20.6404***(0.0000) Hình thức sở hữu nhà nƣớc (OWN) 3.5475*(0.0513) 4.1641**(0.0122) -1.4293 (0.8502) Tốc độ tăng trƣởng kinh tế vĩ mô (GDP) -52.0666 (0.6063) -20.6883 (0.7799) 114.6576 (0.1426) Lạm phát (CPI) 0.9585 (0.9320) 0.6350 (0.9384) 0.3902 (0.9624) Lãi suất ngân hàng (INT) -14.5461 (0.3150) -11.2985 (0.2866) 3.4908 (0.7519)

R2 0.4212 0.3215 0.7527

R2 hiệu chỉnh 0.4139 0.3130 0.6864

Xác suất (Thống kê F) 0.0000 0.0000 0.0000

Số quan sát 645 645 645

Ghi chú:*, **, *** tƣơng ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Các số trong ngoặc ( ) chính là giá trị p – value

Kiểm định Breusch – Pagan đƣợc sử dụng nhằm lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình REM là phù hợp cho mô hình hồi quy mẫu.

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan

Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey

F-statistic 26.77360 Prob. F(8.636) 0.0000 Obs*R-squared 162.4954 Prob. Chi-Square(8) 0.0000

(Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài)

Theo kết quả Kiểm định Breusch – Pagan, ta thấy P_value = 0 < α (5%) đã bác bỏ H0, tức là sử dụng mô hình OLS cho kết quả ƣớc lƣợng không chính xác do mô hình này không kiểm soát đƣợc từng đặc điểm riêng của từng công ty.

Kiểm định Hausman đƣợc sử dụng nhằm lựa chọn mô hình FEM hay mô hình REM là phù hợp cho mô hình hồi quy mẫu.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Hausman

Correlated Random Effects – Hausman Test

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 0.0000 8 1.0000

(Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài)

Kiểm định cho kết quả P_Value =1 > α (5%) nên giả thiết H0 đƣợc chấp nhận, cho thấy mô hình phù hợp để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức trong nghiên cứu này là mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM).

Kết luận phƣơng trình hồi quy biến phụ thuộc Tỷ lệ chi trả cổ tức nhƣ sau:

DYit = 6.6607 + 0.3912* Dyit-1 + 33.7929* ROAit - 0.3136* SIZEit + 12.0858* DEBTit + 4.1641* OWNit - 20.6883* GDPt + 0.6350* CPIt - 11.2985* INTt + [CX=R].

Hệ số xác định R2 = 0.3215 cho biết rằng trong mô hình, các biến độc lập giải thích đƣợc 32.15% sự biến thiên của tỷ lệ chi trả cổ tức. Các biến Dyit-1, ROAit, DEBTit và OWNit có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, 5% (hệ số hồi quy riêng phần P value < 0.01% hoặc <0.05%), các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê là SIZEit, GDPt , CPIt , INTt (P value quá lớn). Từ mô hình trên, ta có thể thấy tỷ lệ chi trả cổ tức năm nay chịu tác động rất lớn của lợi nhuận và đòn bẩy tài chính với hệ số hồi quy lần lƣợt là 33.79 và 12.0858.

Kết quả của mô hình này cho thấy sự tác động của các biến đến chính sách cổ tức nhƣ sau:

 Tỷ lệ cổ tức năm t/1(DYit/1): Chính sách cổ tức giai đoạn liền trƣớc có tác động thuận chiều với chính sách cổ tức trong năm hiện tại của công ty với

mức ý nghĩa 1% và hệ số tƣơng quan là 0.3912. Kết quả này phù hợp với lý thuyết về chính sách cổ tức của Lintner (1956) khi cho rằng rất khó để các nhà quản trị đƣa ra mức cổ tức cao hơn so với mức cổ tức đƣợc công bố của năm liền trƣớc trừ khi họ chắc chắn rằng lợi nhuận của công ty sẽ đạt mức tăng trƣởng cao trong những năm sau đó. Sự sụt giảm của tỷ lệ cổ tức trong năm nay so với năm trƣớc cũng là một điều hạn chế trong hạch địn chính sách cổ tức của công ty vì nó ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh và cả giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng nên chính sách cổ tức năm nay chịu sự ảnh hƣởng chặt chẽ của chính sách cổ tức năm trƣớc

 Lợi nhuận sau thuế (ROAit): Hệ số trong mô hình hồi quy đạt giá trị là 33.7929 với mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy các công ty thực hiện chi trả cổ tức cho năm hiện tại bị ảnh hƣởng nhiều từ kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của công ty, công ty có khả năng sinh lời càng cao hay hiệu quả hoạt động kinh doanh càng lớn thì thƣờng có khuynh hƣớng chi trả cổ tức càng nhiều cho cổ đông. Kết quả này phù hợp với lý thuyết kinh tế Lintner( 1956).

 Mức độ nợ (DEBTit): Với mức ý nghĩa 1% thì hệ số trong mô hình hồi quy đạt giá trị là 12.0859 điều này cho thấy các công ty vay nợ càng nhiều thì sẽ thực hiện chia trả cổ tức càng nhiều nhằm mục đích tối đa chi phí sử dụng vốn của công ty (vì chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu thƣờng cao hơn chi phí sử dụng vốn vay).

 Hình thức sở hữu nhà nƣớc (OWNit): Với mức ý nghĩa 5% thấp hơn các yếu tố khác trong mô hình nhƣng hình thức sở hữu nhà nƣớc vẫn thể hiện đƣợc mối quan hệ với tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức 4.1641. Điều này cho thấy các công ty các công ty có vốn sở hữu nhà nƣớc sẽ ƣu tiên chi trả cổ tức nhiều hơn so với thực hiện tái đầu tƣ thông qua lợi nhuận giữ lại vì các công ty có vốn đầu tƣ nhà nƣớc thƣờng tăng trƣởng ổn định và chịu sự ảnh hƣởng cơ quan nhà nƣớc trong quá trình đầu tƣ sử dụng vốn.

Nhìn chung các biến độc lập có sự tƣơng quan về mặt kinh tế đối với các lý thuyết kinh tế đề ra và phù hợp với nghiên cứu mà tác giả các trình bày ở phần mở đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)