6 Năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 38)

1.1 .Tổng quan về nông nghiệp nông thôn

1.4. 6 Năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một nhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ công chức được biểu hiện, phản ánh cụ thể ở khả năng, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách. Khả năng, kiến thức, kỹ năng đó thể hiện ở trình độ am hiểu sâu sắc mục tiêu của chính sách, đối tượng chính sách và các quy định, các công cụ, các giải pháp thực hiện; nắm chắc, chính xác các quy định trong kế hoạch, các quy chế, nội quy thực hiện chính sách. Ngoài ra, phải có kỹ năng thu thập, cập nhập đầy đủ các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu thông tin phản ánh về quá trình triển khai và kết quả thực hiện chính sách từ các cơ quan, tổ chức hữu quan, đặc biệt là từ các đối tượng thụ hưởng chính sách và của người dân. Trên cơ sở đó, phân tích xử lý thông tin, đối chiếu so sánh với các quy định trong chính sách, các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy thực hiện chính sách để có cơ sở phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện sơ hở trong quản lý, trong tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh việc thực hiện, điều chỉnh các biện pháp, cơ chế góp phần hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.

1.4.7. Năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách

Đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách là quá trình xem xét, kết luận về sự chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện chính sách của chủ thể thực hiện chính sách (các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức có chức năng thực hiện chính sách) và việc chấp hành, thực hiện của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Để đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm chính xác cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí và các nguyên tắc nhất định. Cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước của cán bộ công chức là bản kế hoạch và quy chế, nội quy ban hành kèm theo; ngoài ra, còn phải sử dụng các văn bản liên tịch giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật khác, các báo cáo kết quả thực hiện chính sách của các cơ

quan, tổ chức hữu quan; phải căn cứ vào các nguyên tắc đã được xác định, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan bảo đảm tính toàn diện, công bằng và khách quan. Việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm phải chỉ ra được chính xác ưu điểm, nhược điểm, kinh nghiệm thực hiện chính sách, các tổ chức cá nhân thực hiện tốt hoặc không tốt.

Cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành, thực hiện của các cơ quan nhà nước, của đội cán bộ công chức còn phải xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện của các đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp từ chính sách. Thước đo, căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện chính sách của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách, ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu và các quy định cụ thể của chính sách.

Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm là công việc khó, phức tạp trong quá trình thực hiện chính sách, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và cán bộ tham gia vào công việc này phải có trình độ, năng lực, kiến thức và kỹ năng nhất định. Không có trình độ, năng lực, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khó có thể đánh giá được chính xác kết quả thực hiện và rút ra được các bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách.

Kết luận chƣơng 1: Trên cơ sở các lý luận về tín dụng ngân hàng, về NNNT và các chính sách tín dụng NNNT, chương này đã tập trung vào nghiên cứu các luận cứ, vai trò và những tiêu chí để đánh giá năng lực thực hiện các chính sách tín dụng của Nhà nước tại cơ sở. Các luận cứ cho rằng tín dụng và chính sách tín dụng có vai trò rất lớn trong việc quá trình phát triển kinh tế khu vực NNNT, thực hiện mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, nếu không có được những chính sách phù hợp thì rất khó đem lại hiệu quả thiết thực. Chính sách phù hợp, nhưng quá trình tổ chức thực hiện có hiệu quả hay không? cơ sở nào để đánh giá? Trong chương này tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận về năng lực thực hiện chính sách công để làm cơ sở đánh giá công tác tổ chức thực hiện cũng như đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các chính sách nhằm đem lại hiêu quả cao việc thực hiện

chính sách tín dụng NNNT tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu. Các luận cứ chỉ ra rằng, để đánh giá về năng lực thực hiện việc thực hiện chính sách hiệu tốt hay không thì phải giải quyết tốt bảy tiêu chí; đó là (1) Năng lực xây dựng triển khai kế hoạch thực hiện chính sách; (2) Năng lực tuyên truyền phổ biến chính sách, (3) Năng lực phân công phân phối thực hiện chính sách (4) Năng lực duy trì chính sách, (5) Năng lực điều chỉnh chính sách; (6) Năng lực theo dõi đôn đốc kiểm tra thực hiện chính sách; (7) Năng lực tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện chính sách.

HƢƠN 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẠC

L ÊU OẠN 2011-2016 2 1 iều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu

2.1.1. Khái quát chung về kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu có diện tích tự nhiên: 2.570 km2 Có 02 vùng sinh thái: Vùng bắc quốc lộ 1A (trồng lúa, nuôi tôm, cá; vùng nam quốc lộ 1A nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, rừng sinh thái ngập mặn). Thế mạnh của Bạc Liêu là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và trồng lúa.

Trong tổng GDP của tỉnh Bạc Liêu thì tỷ trọng của GDP ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2016 đều trên 45% chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng GDP. Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2011 là 51,70% đến năm 2016 còn 44,45%. Ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng qua các năm từ 24,52% năm 2011 đến năm 2015 là 25,44%, nhưng đến năm 2016 giảm còn 14,5% Và ngành thương mại, dịch vụ cũng có xu hướng tăng, trong giai đoạn 2011-2016 tăng nhanh và đặc biệt năm 2016 tăng mạnh 8,6% và chiếm tỷ trọng 39,4%. Cơ cấu ngành kinh tế theo đúng định hướng của tỉnh Bạc Liêu tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ.

Bảng 2.1. Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế tại Bạc Liêu giai đoạn 2011-2016

NGÀNH KINH TẾ 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nông, lâm, ngư nghiệp 51.70% 51.39% 50.03% 49.70% 47.46% 44,5%

Công nghiệp, xây dựng 24.52% 24.58% 24.77% 24.71% 25.44% 14,5%

Thương mại, dịch vụ 23.78% 24.03% 25.20% 25.59% 27.10% 39,4%

Trong suốt giai đoạn 2011-2016 tốc độ tăng GDP bình quân đầu người luôn trên hai con số trên 11%, mức tăng cao nhất vào năm 2011 đạt 23,15% so với năm 2010 – GDP bình quân đầu người là 20,17 triệu đồng/người đến năm 2015 đã hơn gấp đôi đạt 43,67 triệu đồng/người. Nhưng đến năm 2016 giảm xuống còn 33,2 triệu đồng/ người/năm.

2.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội Bạc Liêu ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông khai thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

Qua phân tích về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của tỉnh Bạc Liêu, tôi đi đến một số nhận xét sau:

- Thuận lợi:

+ Bạc Liêu là một tỉnh có tỷ lệ dân số vùng nông thôn chiếm tỷ lệ cao. Trong tổng GDP của tỉnh Bạc Liêu thì tỷ trọng của GDP ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2016 đều trên 44 % chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng GDP.

+ Với lợi thế về tài nguyên biển, tài nguyên rừng và hệ động thực vật đa dạng phong phú là thế mạnh để phát triển kinh tế nông nghiệp như nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản; trồng lúa; du lịch sinh thái.

+ Đảng ủy, UBND, các ban ngành đoàn thể các cấp trong tỉnh quan tâm chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ thực hiện vì Agribank là một NHTM Nhà nước ra đời sớm với chức năng nhiệm vụ chính là đầu tư phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Kinh tế tỉnh nhà đang trên đà phát triển với công nghiệp dịch vụ là mũi nhọn, nông nghiệp là nền tảng cơ bản đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định, tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu của mình.

+ Giao thông nông thôn cơ bản hoàn thiện sau 6 năm đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới giúp cho việc sản xuất kinh doanh cũng như quá trình tiêu thụ

sản phẩm của người dân được thuận tiện hơn, quá trình triển khai thực hiện các chính sách tín dụng được dễ dàng hơn.

- Khó khăn:

+ NNNT tỉnh Bạc Liêu có điểm xuất phát thấp, quy hoạch sản xuất hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho chuyển đổi còn bất cập, chưa đồng bộ, thiếu bền vững, tiểm ẩn nhiều rủi ro, sản xuất luôn bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, tình trạng sản xuất khai thác, tự phát của một bộ phận người dân chậm thay đổi… dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao, chất lượng tín dụng kém, nợ tồn đọng lớn.

+ Vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào vốn đầu tư của Nhà nước, dẫn đến môt bộ phận người vay vốn chây ỳ, ý thức trả nợ kém.

+ Sự phối hợp của một số cơ quan ban ngành, hội đoàn thể với chính quyền địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời. Công tác vận động tuyên truyền ở cấp cơ sở tuy đã được triển khai nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và sâu rộng đến bà con nông dân.

+ Địa phương còn thiếu kết hợp giữa việc quy hoạch phát triển, tổ chức sản xuất với khuyến nông, lâm, ngư… tình trạng sản xuất nông nghiệp phân tán nhỏ lẻ phổ biến nên thu hút đầu tư tín dụng còn hạn chế.

+ Giá cả nguyên liệu cho sản xuất ngày càng tăng, nhưng giá nông sản không tăng hoặc tăng rất ít làm giảm hiệu quả trong đầu tư của nông dân ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.

+ Do tình trạng tôm chết hàng loạt trong những năm trước đây, số hộ dân vay nuôi tôm không trả được nợ, hiện nợ đã quá hạn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ngân hàng giữ, hộ có nhu cầy vay mới tiếp tục sản xuất, ổn định cuộc sống nhưng không vay được vì nếu tiếp tục cho vay sẽ vướng cơ chế về trích lập dự phòng.

2.2. Công tác chỉ đạo triển khai các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông của Agribank của Agribank

2.2.1. Tổng quan về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Agribank

- Agribank có tiền thân là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, đây là một ngân hàng thương mại nhà nước, hoạt động của Agribank gắn liền với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Do đó, hộ sản xuất nông nghiệp đã trở thành đối tượng cho vay chính của Ngân hàng. Với lợi thế về mạng lưới rộng khắp cả nước, có trụ sở đến tận thôn bản, xóm ấp; giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn và là đơn vị chủ lực thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc đầu tư phát triển NNNT, chung tay cùng cả nước thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vì vậy việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng thuộc lĩnh vực NNNT không chỉ là hiệu quả về hoạt động kinh doanh mà đó cũng là sứ mệnh của Agribank được Đảng và Nhà nước giao. Trên tinh thần đó căn cứ các nghị định, quyết định của Chính phủ, NHNN về chính sách tín dụng NNNT, mà hiện nay là Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Agribank xây dựng các chương trình hành động, hướng dẫn tổ chức thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Chính Phủ bằng những chủ trương, định hướng, nguyên tắc chế độ của mình.

- Bên cạnh những quyết định trực tiếp về thực hiện chính sách tín dụng NNNT như Quyết định số 515/QĐ-NHNo-HSX ngày 31/07/2015 của Tổng Giám đốc Agribank ban hành quy định cấp tín dụng phục vụ NNNT theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ; Agribank ban hành một số các quy định về quy trình, phương thức cho vay đặc thù cho đối tượng là hộ sản xuất để tạo điều kiện tốt nhất cho nông hộ tiếp cận nguồn vốn từ chính sách của Chính phủ, như Quyết định số 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/08/2014 của Tổng Giám đốc Agribank ban hành hướng dẫn cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ trong hệ thống Agribank; Quyết định số 836/QĐ- NHNo-HSX ngày 07/08/2014 của Tổng Giám đốc Agribank ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Agribank. Agribank

đã cụ thể hoá các chính sách của Chính Phủ, NHNN bằng những chính sách, định hướng, quy định cụ thể của mình ở từng chỉ tiêu, chính sách để chỉ đạo triển khai thống nhất trong toàn hệ thống từ hội sở Agribank đến các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc.

2.2.2. Chính sách về mạng lưới

- Agribank là một NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến.

- Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính NNNT, Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên hàng triệu hộ sản xuất và chục nghìn doanh nghiệp. Mạng lưới hoạt động khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.

- Nhằm đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, Agribank luôn trú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu phát thực hiện chính sách tín dụng NNNT Agribank góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC).

- Trong chương trình hoạt động năm 2017 của mình Agribank chủ trương tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, giải quyết tốt vấn đề về mạng lưới, nhân sự; trong đó sắp xếp lại các chi nhánh, phòng giao dịch; chỉ ưu tiên mở phòng giao dịch tại địa bàn NNNT để giữ vũng tốc độ tăng trưởng ổn định, hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư vốn cho thị trường NNNT, hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị phục vụ tam nông tại các địa phương.

2.2.3. Chính sách về nguồn vốn

- Agribank chủ động cân đối nguồn vốn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng, kịp thời đáp ứng vốn cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên vốn cho NNNT, đảm bảo dư nợ NNNT chiếm trên 70% trên tổng dư nợ nền kinh tế và phấn đấu đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)