Tổng quan về tín dụng ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 25 - 28)

1.1 .Tổng quan về nông nghiệp nông thôn

1.2. Tổng quan về tín dụng ngân hàng thƣơng mại

1.2.1. Điều kiện vay vốn : Là các quy định của tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện; thông thường các tổ chức xem xét định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện; thông thường các tổ chức xem xét cho khách hàng vay phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Khách hàng là pháp nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc có tử đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích sử hợp pháp. 3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.

4. Có khả năng tài chính để trả nợ.

1.2.2. Giới hạn tín dụng : Ngoài những chính sách do luật định, mỗi NHTM thường có quy định riêng về giới hạn tín dụng. Các quy định thường là :

- Mức cho vay tối đa đối với một dự án vay vốn. - Quyền phán quyết tối đa của Giám đốc chi nhánh. - Mức cho vay tối đa so với tài sản thế chấp.

- Mức cho vay tối đa đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng, ngành nghề.

1.2.3. Lãi suất, phí : Là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để sử trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Lãi suất cho vay thường được gắn liền với lãi suất thị trường, do nhu cầu vốn của thị trường quyết định. Song cho vay phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ không chỉ mang tính kinh tế thuần túy mà còn mang

tính chất xã hội như cho vay NNNT, nhà nước luôn có chính sách lãi suất riêng và thông thường là thấp hơn lãi suất các đối tượng khác (thương mại thuần túy).

1.2.4. Bảo đảm tiền vay

- Bảo đảm tiền vay là việc các TCTD áp dụng các biện pháp phòng vệ của các tổ chức tín dụng để phòng khi các khoản vay khách hàng không trả được. Theo đó, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết đảm bảo thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

- Biện pháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản gồm :

+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản do TCTD chủ động lựa chọn. + Cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ, NHNN. + Cho vay hộ gia đình nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội.

- Chính sách bảo đảm tiền vay của các TCTD gồm hai nội dung cơ bản là chinh sách áp dụng bảo đảm tiền vay đối với nhóm, loại khách hàng vay và chính sách xem xét nhận các loại tài sản đảm bảo.

1.2.5. Vai trò của tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Tín dụng góp phần hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn. Hoạt động tín dụng là cầu nối trung gian giữa những người cần vốn và những người cung ứng vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thị trường tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn, đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông thôn. Với hệ thống cơ sở rộng khắp xuống từng huyện xã, hoạt động tín dụng đẩy nhanh sự hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn.

- Tín dụng ngân hàng góp phần tận dụng mọi tiềm năng to lớn ở nông thôn. Tiềm năng phát triển ở nông thôn nước ta là rất lớn, đây là khu vực tập trung đại đa số tài nguyên thiên nhiên, đặc biêt là dất đai cũng như nguồn lực lao động dồi dào của đất nước. Nếu đầu tư vốn một cách hiệu quả, người dân nơi đây sẽ có điều kiện khai thác tiềm năng tại chỗ, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, ngày càng mở rộng và phát triển thị trường nông thôn.

- Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng tham gia vào quá trình sàn xuất thông qua hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn như các công trình diện, đường, trường, trạm, chợ,.. Đây là cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của người dân vùng quê và giảm sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn.

- Tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, một lượng lớn dư thừa lao động ở nông thôn đã được giải quyết. Khi có vốn các ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống được phát triển góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

- Góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân. Hoạt động tín dụng phát triển góp phần hạn chế đáng kể tình trạng cho vay nặng lãi đã tồn tại khá lâu ở nông thôn. Vì vậy, người dân sẽ thực sự được hưởng thụ thành quả của mình sau một thời gian dài lao động sản xuất. Mặt khác, vốn tín dụng của ngân hàng còn được cung ứng cho mọi đối tượng thiếu vốn, không phân biệt giàu nghèo. Do đó, đời sống mọi tầng lớp dân cư được nâng cao và thúc đẩy nông thôn ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)