Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

2.2.1Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

2.2.1Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng

Chính sách, quy trình tín dụng chưa phù hợp và sự vận dụng chưa nghiêm túc:

chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và vì thế trong nó đã tiềm ẩn RRTD. Một chính sách tín dụng chưa đầy đủ, đúng đắn và nhất quán sẽ tạo kẽ hở gây ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng. Chính sách tín dụng hiện nay chưa thuận theo nguyên tắc thị trường, còn bị chi phối bởi những định hướng vĩ mô, áp lực hoàn thành chỉ tiêu. Hầu hết các NHTM chưa xây dựng hoàn chỉnh chính sách tín dụng theo hướng quản trị danh mục khách hàng phù hợp với đặc thù, lĩnh vực sở trường của mình. Đồng thời, chưa xây dựng mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng để từ đó đo lường đầy đủ rủi ro đối với một khách hàng.

Quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ, biểu hiện như chưa phân định rõ cán bộ phụ trách khâu gặp gỡ tiếp xúc khách hàng và khâu thẩm định và đề xuất cho vay là 2 bộ phận khác nhau, bởi các kết luận đề xuất cho vay có nhiều khả năng bị chi phối bởi sự đánh giá cảm tính và chủ quan của cán bộ trực tiếp thẩm định. Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các NHTM đối mặt với áp lực tăng trưởng quy mô và thị phần tín dụng, nên không ít NHTM đã bỏ qua hoặc lỏng lẽo trong thực hiện các bước của quy trình, hạ chuẩn yêu cầu đối với khách hàng, không chú ý đúng mức đến tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng vay. Từ đó xảy ra nhiều sai phạm như về điều kiện vay vốn, về việc lập hồ sơ vay vốn, về việc kiểm tra, về cơ cấu khoản nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ).

Phẩm chất, năng lực của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định các dự án, thẩm định khách hàng: cán bộ thiếu đạo đức và/hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém hoặc non kinh nghiệm. Đạo đức cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Đối với ngân hàng thì nhân tố con người là nhân tố quyết

định nghề nghiệp. Là người làm việc trực tiếp với khách hàng, cán bộ ngân hàng có thể cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản đảm bảo, lập chứng từ khống, ký thay khách hàng… Nếu trình độ cán bộ kém cũng có thể gây ra những sai sót chết người mà khách hàng có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn ngân hàng để sử dụng sai mục đích hay trì hoãn trả nợ.

Kiểm soát nội bộ: Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những chính sách và quy định nên việc phát hiện kịp thời các sai sót sẽ hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ giúp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được thực trạng hoạt động, các tồn tại, sai sót đang diễn ra; từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Hiện nay, các NHTM đều có bộ phận kiểm soát nội bộ, tuy nhiên, ở một số ngân hàng, bộ phận này hoạt động chưa hiệu quả, nhất là tình trạng thiếu nhân sự, cũng như trình độ của cán bộ chưa đáp ứng cả về nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm nên khó phát hiện các sai phạm để có những khuyến cáo hoặc tham mưu kịp thời, từ đó ngân hàng có thể chấn chỉnh và khắc phục những thiếu sót nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra của ngân hàng trung ương ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra, do việc kiểm tra được thực hiện song song với hoạt động kinh doanh. Nếu kiểm tra nội bộ được tiến hành thường xuyên, trong mọi vấn đề, mọi bộ phận, lãnh đạo ngân hàng có thể sớm phát hiện được rủi ro, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp. Ngược lại, sẽ không nhận biết được sớm những sai sót của cán bộ quản lý tín dụng tại các cấp do lợi ích cá nhân hay trình độ non kém, khiến ngân hàng phải chịu những tổn thất lớn, thậm chí khó vượt qua.

Hệ thống thông tin phục vụ công tác ra quyết định tín dụng: hiện hệ thống ngân hàng không sẵn có những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định tín dụng: lịch sử hình thành, quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, nhân sự điều hành, đặc biệt là các thông tin về giá cả, thị trường, đầu vào, đầu ra, các chỉ tiêu kinh doanh trung bình ngành là cơ sở quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, lựa

chọn khách hàng của các ngân hàng. Chất lượng của thông tin có tác động trực tiếp đến tính chính xác của những quyết định tín dụng được đưa ra. Cơ sở dữ liệu nghèo nàn trong và ngoài ngân hàng về khách hàng và môi trường kinh doanh của khách hàng có thể đưa ngân hàng đến những quyết định sai lầm, tín dụng được cấp cho những khách hàng có khả năng trả nợ kém, chậm phát hiện rủi ro, biện pháp xử lý rủi ro không phù hợp với nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Nếu hệ thống thông tin này không không phát huy hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến việc đánh giá, thẩm định khách hàng của các ngân hàng. Các NHTM không chỉ quan tâm đến việc nắm bắt thông tin nhằm đánh giá khách hàng đang có quan hệ tín dụng mà còn sử dụng thông tin vào những mục đích khác như gia tăng quan hệ với khách hàng hiện hữu, phát triển thêm khách hàng mới nhằm mở rộng thị phần, mở rộng đối tượng vay… Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ, hệ thống thông tin của các hệ thống ngân hàng hiện nay còn khá nhiều bất cập. Cụ thể:

- Hệ thống thông tin phục vụ đánh giá, xếp loại khách hàng: Trong thời gian qua, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN Việt Nam cung cấp thông tin về tình hình tín dụng của các khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng với các NHTM nhưng trên thực tế các thông tin hiện có của CIC có độ cập nhật không cao và các chỉ tiêu còn chung chung. Những thông tin về lịch sử, mức độ tín nhiệm của nhân sự Ban điều hành doanh nghiệp hầu như không có. Nhìn chung, CIC chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả.

- Hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án/phương án kinh doanh của khách hàng: Khi thẩm định các TCTD cần phải có thông tin nhằm xác định, kiểm tra các thông số đầu vào và đầu ra của dự án/phương án, nhất là các thông số về thị trường các nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra của sản phẩm,… Những biến số quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của dự án/phương án như giá nguyên vật liệu, giá bán, khả năng tiêu thụ,…lại rất ít thông tin hoặc thông tin không xác định được mức độ tin cậy. Điều này làm cho các NHTM Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc

mở rộng và kiểm soát hoạt động tín dụng. Các NHTM mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin bất cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 27 - 30)