4.6.1. Giả thuyết H1 về quy mô vốn chủ sở hữu-CAP
Kết quả cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm với mức ý nghĩa thống kê 5% trong mô hình, điều này chứng tỏ
quy mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò không nhỏ trong việc gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa vốn chủ
sở hữu và thu nhập lãi cận biên cho thấy khi quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng lên 1% thì thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ tăng lên 0,1350%.
Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Garza- Garcia (2010), Doliente (2005), Ugur & Erkus nghiên cứu của Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), Hawtrey & Liang (2008), Maudos & Solis (2009), Maudos & Guevara (2004), Fungacova & Poghosyan (2009), Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015). Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng khi vốn chủ sở hữu càng cao chứng tỏ ngân hàng càng ngại rủi ro, rủi ro vỡ
nợ càng thấp. Nếu như một ngân hàng có cấu trúc vốn chủ sở hữu càng lớn thì nguồn vốn đó càng vững chắc. Đây là nguồn cung cấp năng lực tài chính và
điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng, đồng thời là chỉ tiêu để xác
định tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM.
Trong môi trường hội nhập và ngày càng đòi hỏi sự cạnh tranh để tồn tại của các ngân hàng như hiện nay, thì đòi hỏi ngân hàng không ngừng cải tiến quy trình hoạt động, mở rộng quản lý, đầu tư vào các chương trình ứng dụng hiện đại. Muốn đạt được điều đó thì năng lực tài chính của ngân hàng phải mạnh, vững chắc. Vì vậy việc gia tăng vốn chủ sở hữu được xem là vấn đề cần thiết, đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế, cạnh tranh được với hệ thống ngân hàng ngoài nước, xây dựng hệ thống ngân hàng trong nước được ổn định và phát triển bền vững.
4.6.2. Giả thuyết H2 về quy mô cho vay-LAR
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô cho vay-LAR có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên NIM với mức ý nghĩa thống kê 1% được thể
hiện trong mô hình. Điều này được giải thích như sau khi các ngân hàng càng gia tăng quy mô cho vay thì thu nhập lãi cận biên càng tăng. Khi quy mô cho vay tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì thu nhập lãi cận biên sẽ tăng lên thêm 0,0095%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hamadi & Awded (2012) tại Lebanon, Maudos & Fermandez de Guevara (2004) tại Châu Âu và Maudos & Solis (2009) ở Mexico.
Hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay là hai hoạt động truyền thống của hệ thống ngân hàng. Theo số liệu thống kê của vietnambiz.vn thì thu nhập chính của ngân hàng vẫn là thu nhập từ lãi cho vay chiếm tối thiểu hơn
55%. Vì vậy các ngân hàng ngày càng tập trung vào hoạt động cho vay, tăng thu nhập chủ yếu từ kênh hoạt động cho vay.
4.6.3. Giả thuyết H3 về tỷ lệ cho vay trên vốn huy động-LDR
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cho vay trên vốn huy động-LDR có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên với mức ý nghĩa 10% thể hiện trong mô hình. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hamadi & Awded (2012), Maudos & Solis (2009), Maudos & Guevara (2004), nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương 2015). Kết quả này được giải thích như sau khi tỷ lệ cho vay trên vốn huy động tăng lên 1% thì thu nhập lãi cận biên sẽ tăng lên 0,0085%.
Trong giai đoạn 2010-2016, nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn do chịu sự tác động của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu. Nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng lên, vì vậy các ngân hàng đã tăng cường hoạt
động cho vay. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động trung bình của các NHTM trong mẫu nghiên cứu rất cao (trên 89%) được thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.4. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động trung bình qua các năm đều giảm do quy
định của ngân hàng nhà nước về việc thắt chặt tín dụng, do vậy rủi ro thanh khoản của NHTM được giảm thiểu qua các năm.
4.6.4. Giả thuyết H4 về tỷ trọng chi phí quản lý CTI
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng chi phí quản lý CTI có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên với mức ý nghĩa 1% trong mô hình. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hamadi và Awded (2012), Garza-Garcia (2010), Gounder và Sharma (2012), Kasman & cộng sự (2010), Urgur & Erkus (2010), Zhou & Wong (2008), Maudos & Solis (2009), Doliente (2005), Hawtrey & Liang (2008), Maudos & Guevara (2004). Kết quảđược giải thích như sau: khi chỉ số tỷ trọng chi phí quản lý tăng lên 1% thì thu nhập lãi cận biên sẽ giảm 1,36% trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi.
Hiệu quả hoạt động phụ thuộc vào chi phí và thu nhập của ngân hàng. Vì vậy khi hiệu quả hoạt động CTI tăng nghĩa là mức tăng của thu nhập ít hơn so với mức tăng của chi phí thì khi đó khả năng sinh lời của ngân hàng càng
giảm, thu nhập lãi cận biên càng giảm và ngược lại mức tăng của thu nhập cao hơn mức tăng của chi phí thì khả năng sinh lời càng tăng, thu nhập lãi cận biên sẽ càng tăng.
Quản lý chi phí hiệu quả là điều kiện quan trọng để nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, vì vậy các ngân hàng luôn tập trung nguồn lực cho việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, giảm thiểu các chi phí phát sinh do lỗi chuyên môn nhân viên không đạt yêu cầu. Đó cũng là chính sách phát triển bền vững của ngân hàng hiện nay, nhất là trong giai đoạn Việt Nam
đang hội nhập với các nước quốc tế.
4.6.5. Giả thuyết H5 về tỷ lệ lãi suất IR
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lãi suất IR có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên ở mức ý nghĩa 10% trong mô hình. Kết quả được giải thích như sau: khi tỷ lệ lãi suất tăng lên 1% thì thu nhập lãi cận biên sẽ tăng 0,02% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả
nghiên cứu của mô hình chưa phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hamadi và Awded (2012), Gounder và Sharma (2012), Maudos & Solis (2009), Hawtrey & Liang (2008), Urgur & Erkus (2010), Maudos & Guevara (2004).
4.6.6. Giả thuyết H6 về quy mô ngân hàng-SIZE
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng không có ý nghĩa thống kê (61,5%), điều này có nghĩa là chưa có đủ cơ sởđể kết luận mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và thu nhập lãi cận biên của NHTM trong mô hình nghiên cứu này. Vì vậy biến quy mô ngân hàng được loại trừ và không được chấp nhận
để giải thích cho sự phục thuộc của biến thu nhập lãi cận biên của NHTM.
4.6.7. Giả thuyết H7 về rủi ro tín dụng-CR
Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng CR không có ý nghĩa thống kê (72,9%). Điều này có nghĩ là chưa đủ cơ sở thực nghiệm để kết luận về mối tương quan giữa yếu tố rủi ro tín dụng với thu nhập lãi cận biên của các NHTM trong phạm vi giới hạn nghiên cứu này.
4.6.8. Giả thuyết H8 về tốc độ tăng trưởng kinh tế-GDP
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP không có ý nghĩa thống kê (50,2%). Điều này được giải thích là dữ liệu chưa đủ cơ sở
để kết luận về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với thu nhập lãi cận biên của các NHTM trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, vì vậy không được chấp nhận để giải thích cho sự thay đổi của biến thu nhập lãi cận biên vào biến tăng trưởng GDP.