Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 67)

8. Kết cấu luận văn:

2.3. Đánh giá về thực trạng mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại Agribank

2.3.2. Những hạn chế

Dựa vào các chỉ tiêu kinh doanh, đồng thời lấy ý kiến phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo quản lý khách hàng tại Agribank Ninh Thuận, ta thấy song song với những kết quả đạt được, hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được xác định rõ nguyên nhân để khắc phục nhằm mở rộng hoạt động này trong thời gian tới.

2.3.2.1. Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng khách hàng cá nhân còn thấp

Theo số liệu tại Hình 2.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng số lượng KHCN qua các năm còn thấp, năm 2017 tăng 2,2% so với năm 2016 (tương ứng tăng 917 khách hàng), năm 2018 tăng 2,6% so với năm 2017 (tương tứng tăng 1.084 khách hàng), chưa xứng tầm với hệ thống mạng lưới rộng khắp trên 07 huyện và thành phố của địa bàn tỉnh Ninh Thuận, trong khi các chi nhánh NHTM khác không có lợi thế về mạng lưới như Agribank Ninh Thuận nhưng lại đang mở rộng và phát triển tốt số lượng KHCN, điển hình như năm 2018 Vietcombank Ninh Thuận số lượng KHCN tăng 11,6% so với năm 2017 (năm 2017 là 1.088 khách hàng, năm 2018 là 1.214 khách hàng) và Vietinbank Ninh Thuận số lượng KHCN tăng 18,4% so với năm 2017 (năm 2017 là 2.018 khách hàng, năm 2018 là 2.390 khách hàng).

2.3.2.2. Thị phần cho vay khách hàng cá nhân trên địa bàn có xu hƣớng giảm

Theo Hình 2.3 cho thấy thị phần cho vay KHCN của Agribank Ninh Thuận có xu hướng giảm dần so với các năm do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, cụ thể so với tổng dư nợ cho vay KHCN thì tỷ trọng năm 2017 giảm 0,6% so với năm 2016 và đến năm 2018 tiếp tục giảm 0,8%. Còn Vietinbank Ninh thuận từ 7,8% năm 2016 tăng lên 9,3% năm 2018; Vietcombank Ninh Thuận từ 5,0% năm 2016 tăng lên 6,0% năm 2018.

2.3.2.3. Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân phục vụ mục đích tiêu dùng chƣa đa dạng, chƣa có tính cạnh tranh

Do sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn với ngày càng nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng đa dạng và nhiều hình thức tiếp thị, quảng cáo chào mời khách hàng rất hấp dẫn, thủ tục giải quyết hồ sơ rất nhanh gọn, đơn giản, không gây mất

nhiều thời gian của khách hàng. Ngược lại tại Agribank Ninh Thuận thì sản phẩm chủ yếu là truyền thống, tính cạnh tranh còn hạn chế, đặc biệt là nhóm sản phẩm phục vụ mục đích tiêu dùng dành cho KHCN chưa đa dạng, phong phú, chưa có tính cạnh tranh nên dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp so với tiềm năng và lợi thế về mạng lưới hoạt động của Agribank Ninh Thuận, bình quân qua 3 năm (2016-2018) là 22,94% trên tổng dư nợ cho vay KHCN tại Chi nhánh (Bảng 2.8).

Ngoài ra phải kể đến những khó khăn tác động của nền kinh tế trong thời gian qua, chất lượng tăng trưởng chậm, năng lực cạnh tranh một số ngành, lĩnh vực còn hạn chế, tình hình thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, hạn hán cục bộ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân một số vùng trong tỉnh, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến người dân chưa dám mạnh tay để mua sắm tài sản và phục vụ các mục đích tiêu dùng khác.

2.3.2.4. Nợ cần chú ý chiếm tỷ lệ khá cao và tăng dần qua các năm

Số liệu thống kê trong Bảng 2.10 cho thấy thực trạng nợ cần chú ý đang chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng dư nợ cho vay KHCN, cụ thể: Năm 2016 là 79,9 tỷ đồng, chiếm 2,56% tổng dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh, năm 2017 là 62,2,3 tỷ đồng, chiếm 1,58% tổng dư nợ cho vay KHCN, cuối năm 2018 là 130,6 tỷ đồng, chiếm 2,88% tổng dư nợ cho vay KHCN. Đây là một trong những mối rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Ninh Thuận có thể làm gia tăng nợ xấu nếu không có biện pháp, đánh giá phù hợp trước những diễn biến nợ nhóm 2 tăng cao.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thông qua kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng KHCN; khảo sát KHCN đang vay tại Agribank Ninh Thuận để từ đó nhận định được nguyên nhân của những hạn chế hiện nay ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay KHCN tại Agribank Ninh Thuận.

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Môi trƣờng pháp lý: - Môi trƣờng pháp lý:

nhiều các nguồn luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như Bộ Luật Dân sự; Luật NHNN; Luật các TCTD; các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn các văn bản pháp luật, ... gây chồng chéo nhau, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của ngân hàng.

+ Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn (Nghị định 55/2015/NĐ-CP) cụ thể Agribank là đơn vị tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm thị phần lớn hơn các ngân hàng khác, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất ở nông thôn còn chậm, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị còn quá ít,….

+ Nhà nước chưa quy hoạch sản xuất theo vùng, tiểu vùng nông, thủy sản dẫn đến mặt hàng nông, thủy sản được mùa mất giá, được giá mất mùa ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn của ngân hàng.

- Môi trƣờng kinh tế-xã hội

Ninh Thuận là tỉnh có cơ sở hạ tầng nhiều nơi vẫn còn lạc hậu, với 34 dân tộc cùng sinh sống, một số huyện ở vùng sâu vùng xa trình độ dân trí chưa cao là những khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, làm cản trở trong việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Một số tuyến đường giao thông liên xã, thôn, bản còn hẹp, mùa mưa trơn trợt, chỉ có đường bộ nhưng nhiều đèo lắm dốc làm tăng chi phí vận chuyển vật tư cho sản xuất kinh doanh, chi phí mua sắm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, … Những điều trên ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của Chi nhánh

- Điều kiện tự nhiên

Phần lớn dư nợ cho vay KHCN tập trung vào ngành nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu, đặc biệt là đầu tư trồng và chăm sóc cây nho, táo, mía, mỳ,…vật nuôi, gia súc, gia cầm, thủy sản chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hạn hán, lũ lụt từ đó người dân không đủ để bù đắp chi phí đầu tư, ảnh đến khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh.

- Sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng trên địa bàn

Đến nay, tỉnh Ninh Thuận ngày càng nhiều các NHTM mở chi nhánh, phòng giao dịch như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, NamAbank, ACB,

Lienvietpostbank, MSB qua đó cũng đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh hoạt động cho vay KHCN của Agribank Ninh Thuận với các TCTD ngày càng gay gắt và quyết liệt.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

+ Việc thu thập thông tin về năng lực tài chính của KHCN gặp nhiều khó khăn, không có giấy tờ chứng minh nhiều nguồn thu nhập, chủ yếu dựa vào tiếp xúc và trao đổi một chiều từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ thì dẫn đến nợ xấu, gây rủi ro cho Ngân hàng, buộc Ngân hàng phải tiến hành các thủ tục để phát mãi tài sản thu hồi nợ, tuy nhiên việc phát mãi tài sản của khách hàng cũng mất rất nhiều thời gian và tổn thất về tài chính, làm mất uy tín và lòng tin của Ngân hàng.

+ KHCN chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, phân tán, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, năng suất lao động chưa cao, phương án vay vốn còn mang tính tự phát, thiếu sự định hướng của nhà nước khiến cho Agribank Ninh Thuận gặp khó khăn khi quyết định đầu tư vốn cho nhóm khách hàng này.

+ Ngoài ra nhiều KHCN muốn tiếp cận nguốn vốn vay của ngân hàng nhưng tài sản bảo đảm bảo của họ chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu theo quy định của Nhà nước.

2.3.3.2. Nguyên nhân về phía Agribank Ninh Thuận

- Thứ nhất, quy trình, hồ sơ thủ tục còn rườm rà, mất nhiều thời gian

Cho vay KHCN đòi hỏi thời gian phục vụ nhanh chóng, thủ tục gọn nhẹ nhưng quy trình, thủ tục cho vay tại Agribank còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Khách hàng vẫn còn phải đi lại nhiều lần trong giao dịch vay vốn với Ngân hàng, việc giải ngân vốn cho với khách hàng còn chậm so với các Chi nhánh NHTM khác trên địa bàn vì hồ sơ phải qua nhiều khâu trung gian. Theo kết quả khảo sát thông tin KHCN đang vay vốn tại Agribank Ninh Thuận thì có 52,5% là đồng tình là hồ sơ, thủ tục cho vay phức tạp, mất nhiều thời gian chờ đợi và cũng chung với ý kiến này thì có 55,8% ý kiến đồng ý của cán bộ quản lý. Điều đó cho thấy Agribank Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quy trình cũng như hồ sơ, thủ tục cho vay như hiện nay.

- Thứ hai, cơ sở vật chất và không gian giao dịch chưa tốt

Qua Bảng 2.12 cho ta thấy mức độ đồng tình của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất và không gian giao dịch tại Agribank Ninh Thuận chưa tốt chiếm 55,8%; còn khảo sát thông tin khách hàng đồng tình chiếm tỷ lệ khá cao 32,5%. Trên thực tế, trụ sở Agribank Ninh Thuận cũng như các chi nhánh trực thuộc được xây dựng hơn 20 năm, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hầu hết đều trang bị từ lâu, đã cũ và chất lượng không còn tốt, nên ảnh hưởng rất lớn đến thời gian giao dịch với khách hàng, đồng thời ảnh hưởng rất nhiều đến hình thức và thương hiệu của Agribank.

- Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ nguồn nhân lực

+ Số lượng KHCN mà một cán bộ khách hàng đang quản lý quá lớn, bình quân 01 cán bộ quản lý khoảng 494 khách hàng, dẫn đến việc cán bộ không kiểm soát chặt chẽ được toàn bộ khách hàng trong và sau khi cho vay, hầu như chỉ kiểm tra một cách sơ sài, hình thức. Chất lượng kiểm tra sau cho vay không cao, việc giám sát thực hiện các cam kết của khách hàng trong quá trình vay vốn còn lỏng lẻo, các phê duyệt về điều kiện tín dụng sau khi giải ngân chưa được các cán bộ đôn đốc khách hàng thực hiện.

+ Ngoài ra một số cán bộ tín dụng có độ tuổi cao (Theo nguồn của Phòng Tổng hợp, độ tuổi trung bình của cán bộ tín dụng tại Agribank Ninh Thuận là 40 tuổi) tại Chi nhánh chưa thật sự năng động, sáng tạo, việc tiếp cận công nghệ mới còn luống cuống, trình độ ngoại ngữ hạn chế. Thêm vào đó, tỷ trọng cho vay KHCN ngành nông, lâm nghiệp khá cao, tuy nhiên cán bộ tín dụng chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng thẩm định tài sản của khách hàng cũng, dẫn đến thẩm định chung chung, sơ sài không đi sát với phương án cũng là một trong những hạn chế.

+ Trình độ thẩm định tài sản bảo đảm nợ vay ngân hàng của cán bộ quản lý khách hàng tại Agribank Ninh Thuận chưa cao, vì thực tế cán bộ chưa được trang bị kiến thức này. Hiện nay chưa có tài liệu chuyên ngành nào hướng dẫn cụ thể về kỹ năng và phương pháp định giá tài sản, kể cả các văn bản chế độ của ngành cũng chỉ hướng dẫn chế độ nghiệp vụ cho vay, mỗi Ngân hàng có phương pháp định giá khác nhau. Chính vì vậy việc định giá TSĐB còn nhiều bất cập, mang tính chủ quan.

Ngoài ra việc định giá bất động sản đòi hỏi cán bộ phải cực kỳ am hiểu các thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường nhà đất và phải cập nhật tin tức một cách đầy đủ, kịp thời, đặc biệt phải có kiến thức chuyên sâu về thẩm định giá bất động sản, giá trị tài sản mang tính khoa học-công nghệ hiện đại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc định giá tài sản bảo đảm nợ vay ngân hàng, và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển cho vay KHCN tại Agribank Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn.

- Thứ tư, lãi suất cho vay khách hàng cá nhân chưa hợp lý và chưa có tính cạnh tranh

Theo nhận định của cán bộ quản lý tại phiếu khảo sát về tỷ lệ đồng tình lãi suất cho vay KHCN tại Agribank Ninh Thuận là chưa hợp lý, chưa có tính cạnh tra với các NHTM khác chiếm 44,2% và tại phiếu khảo sát ý kiến khách hàng đồng tình chiếm 33,3% cho thấy khi lãi suất cho vay chưa có tính cạnh tranh, kéo theo thị phần của Agribank Ninh Thuận bị giảm dần qua các năm.

- Thứ năm, hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm ngân hàng chưa được chú trọng

Công tác Marketing, phát triển khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng còn chưa được chú trọng đúng mức. Hiện nay hoạt động nghiên cứu thị trường do Phòng Marketing tại Hội sở Chính đảm nhiệm. Tuy nhiên việc nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu điều tra thông qua việc liên hệ với nhân viên phòng tín dụng. Việc điều tra, khảo sát KHCN, đặc biệt là những khách hàng ở vùng sâu, vùng xã vẫn còn nhiều hạn chế, sơ sài, mang tính hình thức; chưa có chiến lược chi tiết, cụ thể. Hơn nữa, công tác này do cán bộ trực tiếp đảm trách công tác marketing tại Hội sở chính thường xuyên thay đổi nhân sự, chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các chi nhánh, đặc biệt là chi nhánh ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa. Mặc dù, hiện nay Agribank Ninh Thuận là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dư nợ cho vay KHCN tại địa bàn tỉnh và có định hướng mở rộng hơn nữa hoạt động này trong thời gian tới nhưng Chi nhánh vẫn chưa có sự đầu tư hợp lý cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo những sản phẩm, dịch vụ mới dành cho đối tượng KHCN.

- Thứ sáu, mạng lưới và kênh phân phối còn hạn chế, chưa tương xứng với quy mô từng địa bàn

Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank Ninh Thuận chưa tương xứng với quy mô từng địa bàn vì ở những huyện có diện tích rộng lớn như huyện Bác Ái 1.027km2, huyện Ninh Sơn 771km2, huyện Thuận Nam 563 km2, huyện Ninh Phước 341km2 (Nguyễn Văn Hương 2019, trang 65) KHCN chưa khai thác hết, nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng trong cuộc sống còn nhiều, tuy nhiên việc bố trí một chi nhánh cho mỗi huyện sẽ dẫn đến tình trạng không đáp ứng hết nhu cầu khách hàng, bỏ ngỏ nhiều khách hàng, đây là cơ hội tốt cho những NHTM khác khai thác và cạnh tranh với Agribank Ninh Thuận, khách hàng có nhiều sự so sánh và lựa chọn hơn, đây là vấn đề cần được quan tâm và có giải pháp để tăng thị phần cho vay KHCN. Hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ có rất nhiều cố gắng, đổi thay nhưng chưa tương xứng với tiềm lực và mạng lưới của chi nhánh. Tổng doanh thu phí dịch vụ: 15,545 tỷ đồng, mới đạt 79% kế hoạch năm TW giao (19,750 tỷ đồng).

- Thứ bảy, sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN với mục đích tiêu dùng chưa phong phú, đa dạng, chưa có tính cạnh tranh

Sản phẩm chủ yếu là truyền thống, chưa phong phú, đa dạng, tính cạnh tranh còn hạn chế (chiếm 51,9% mức độ đồng tình của cán bộ quản lý), đặc biệt là đối với nhóm các sản phẩm cho vay KHCN với mục đích tiêu dùng, chưa tạo ra sự khác biệt và ưu thế để có thể cạnh tranh với các NHTM khác chủ yếu tập trung nhóm các sản phẩm phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Như vậy các sản phẩm cho vay KHCN phục vụ mục đích tiêu dùng như mua phương tiện đi lại; mua nhà, xây, sửa chữa nhà; thấu chi; phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, . . . ít được lựa chọn. Nguyên nhân là đối với sản phẩm dành cho KHCN vay mua ô tô, khi khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Agribank Ninh Thuận, đồng thời tài sản thế chấp cho khoản vay là bất động sản đi kèm, trong khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)