1.2. Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ
1.2.3.3. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ thích hợp
Theo nghĩa rộng và bao quát: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ là hệ thống các quan điểm, chủ trương và biện pháp của một ngân hàng thương mại để nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ một cách hiệu quả nhằm giảm thiệt hại và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Theo nghĩa hẹp: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ là cơ chế và chính sách cụ thể để giám sát và quản lý rủi ro tín bán lẻ một cách có hệ thống và có hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng thương mại.
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ thường bao gồm các yếu tố sau: + Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng: Phản ánh tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản có của một ngân hàng, cũng như mức tăng trưởng quy mô tín dụng so với kỳ trước.
+ Lĩnh vực cấp tín dụng: Quy định rõ khu vực địa lý, ngành/lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng chọn lựa để cấp tín dụng.
+ Các loại hình tín dụng: ngân hàng phải chọn lựa loại hình tín dụng nào được đánh giá là phù hợp nhất với địa phương, với trình độ, kinh nghiệm của nhân
viên cho vay, năng lực đội ngũ kiểm soát nội bộ trong ngân hàng và đặc tính của nguồn vốn huy động.
+ Các quy định đảm bảo an toàn trong quá trình cấp tín dụng: Được xây dựng trên cơ sở các quy định của cơ quan giám sát ngân hàng quốc gia/ngân hàng Trung Uơng và xuất phát từ những đặc thù của mỗi ngân hàng. Các quy định bảo đảm an toàn quy định trong chính sách tín dụng gồm: Giới hạn tín dụng, các quy định về quy trình cấp tín dụng, quy trình xử lý nợ có vấn đề trong nội bộ ngân hàng, các quy định về hình thức/biện pháp bảo đảm tín dụng
+ Giá cả tín dụng: Giá cả khoản tín dụng mà khách hàng phải trả cho ngân hàng không chỉ bao gồm chi phí lãi mà còn có thể kèm theo các chi phí phi lãi. Sau khi xác định, thông thường các ngân hàng sẽ công bố biểu lãi suất và các chi phí đi kèm để công khai cho khách hàng vay cùng biết.