Nâng cao chất lượng và đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 76 - 77)

3.2 Giải pháp hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

3.2.4.1 Nâng cao chất lượng và đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nhân lực

Con người là yếu tố trung tâm, quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng của ngân hàng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bổ sung đầy đủ nhân sự là việc sẽ giúp không những giảm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ. Muốn đạt được điều này, VietinBank cần thực hiện tốt các công tác sau:

+ Công tác tuyển dụng: Cần minh bạch các thông tin tuyển dụng để tạo điều kiện cho tất cả các ứng viên tiềm năng đều có thể tham gia. Tránh trường hợp ưu tiên con em trong ngành, người thân quen dù không đáp ứng đủ tiêu chuẩn tuyển dụng. VietinBank chi nhánh Gia Lai cần có chính sách để thu hút cán bộ có năng lực quản lý, kinh nghiệm từ các ngân hàng khác, nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo từ những trường uy tín ở các nước.

+ Công tác đào tạo nhân sự: VietinBank chi nhánh Gia Lai cần chú trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng quản trị rủi ro của các cán bộ tín dụng, phải thường xuyên đào tạo theo các phương thức khác nhau như tại chỗ, tập trung.. để nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ. Tận dụng công nghệ thông tin để tổ chức học live-meeting, E-learning giúp các chi nhánh chủ động trong công tác đào tạo. Định kỳ phải có những cuộc kiểm tra đánh giá chất lượng nhân sự: khen thưởng cán bộ đạt kết quả cao và có kế hoạch đào tạo lại đối với cán bộ chưa đạt yêu cầu. Đối với đạo đức nghề nghiệp thì yêu cầu VietinBank chi nhánh Gia Lai phải thường xuyên giáo dục cán bộ, giám sát và nhắc nhở cán bộ mình, có đánh giá

đạo đức cán bộ định kỳ. VietinBank chi nhánh Gia Lai cũng cần quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, cần đưa ra những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và tố chất của mỗi vị trí cán bộ quản lý để nhân viên tại ngân hàng có thể chủ động định hướng về kế hoạch phát triển nghề nghiệp.

+ Phân bổ công việc hợp lý: Bố trí cán bộ đúng người đúng việc, tránh tình trạng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ dẫn đến quá tải, giảm chất lượng công việc. Nếu cán bộ không thích hợp để đảm nhận công việc thì ngân hàng cần luân chuyển cán bộ đến khi tìm được vị trí phù hợp. Định kỳ phải luân chuyển cán bộ tín dụng quản lý khách hàng bán lẻ để tránh tình trạng mối quan hệ được tạo lập quá dài cũng như rèn luyện cho cán bộ khả năng thích ứng và quản lý mọi đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)