Kính thưa quý vị!
Tôi là học viên Cao học trường đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang làm đề tài luận văn: “Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Gia Lai”
Dưới đây là các câu hỏi khảo sát nhằm tìm hiểu về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Gia Lai. Thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây quý vị đã góp phần vào việc hoàn thiện đề tài của tác giả cũng như đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Gia Lai. Mọi câu trả lời của quý vị sẽ chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu của luận văn và không được sử dụng vào mục đích khác.
Anh /chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô mà các anh/ chị chọn.
Phần 1: Thông tin chung
1. Xin vui lòng cho biết độ tuổi của anh/chị:
<25 25-35 36-45 46-55 >55 2. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của anh/chị:
Dưới đại học Đại học Trên đại học 3. Xin vui lòng cho biết chức vụ đảm nhận của anh/chị:
Nhân viên/ chuyên viên Cán bộ quản lý 4. Thời gian Anh/ chị đã công tác tại ngân hàng:
<1 năm 1-5 năm 5-10 năm >10 năm
Phần 2: Ý kiến cá nhân
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ tuân thủ của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-chi nhánh Gia Lai:
NỘI DUNG Không tuân thủ Tuân thủ một phần Tuân thủ 1. Hoạch định 1.1 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng bao quát toàn bộ hoạt động cho vay và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ
Chính sách tín dụng được truyền đạt thông suốt trên toàn tổ chức
Chính sách tín dụng đối với khách hàng bán lẻ được xem xét và đánh giá định kỳ
VietinBank thiết lập rõ ràng quy trình phê duyệt cho vay mới đối khách hàng bán lẻ cũng như việc bổ sung hoặc tái tài trợ cho các khoản tín dụng bán lẻ hiện hành
VietinBank có văn bản hướng dẫn cụ thể công tác bảo đảm tín dụng đối với khách hàng bán lẻ
1.2 Khung lãi suất
Lãi suất cho vay khách hàng bán lẻ được quy định linh hoạt trên cơ sở phân loại khách hàng bán lẻ khi xem xét cho vay
Lãi suất cho vay khách hàng bán lẻ xem xét đến tỷ lệ lợi nhuận mong đợi, các lợi ích về phí và các thu nhập khác mà khách hàng bán lẻ sẽ mang lại cho VietinBank chi nhánh Gia Lai đồng thời thể hiện rõ mối quan hệ lâu dài truyền thống giữa ngân hàng và khách hàng
2.Tổ chức thực hiện 2.1 Tổ chức bộ máy
Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ được tổ chức theo nguyên tắc tách biệt giữa bộ phận tạo rủi ro với bộ phận phê duyệt và giám sát rủi ro
2.2 Báo cáo quản trị rủi ro
VietinBank xây dựng hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ kịp thời, khoa học, phù hợp
với đối tượng khách hàng
Hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ đảm bảo chất lượng và hữu ích cho công tác điều hành
3. Giám sát
3.1 Nhận diện dấu hiệu rủi ro
VietinBank có đưa ra các tiêu chí nhận diện trong trường hợp cho vay khách hàng bán lẻ quá tập trung vào một ngành nghề/lĩnh vực.
VietinBank có thiết lập hệ thống nhận diện giúp xác định những khoản nợ có vấn đề trong cho vay khách hàng bán lẻ
Các thông tin cảnh báo rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh, hoạt động tín dụng đối với khách hàng bán lẻ được thu thập kịp thời
VietinBank chi nhánh Gia Lai có xây dựng đội ngũ chuyên gia có kiến thức, nhiều kinh nghiệm thực tế để dự báo rủi ro tín dụng bán lẻ
3.2 Đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng
3.2.1 Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng là cơ sở để xác định chính sách tín dụng với những điều kiện cụ thể khi cấp tín dụng bán lẻ
Việc đánh giá xếp hạng khách hàng bán lẻ được thực hiện tại thời điểm xét duyệt khoản vay và thực hiện định kỳ và/hoặc khi khách hàng bán lẻ có thay đổi lớn liên quan đến các tiêu chí chấm điểm xếp hạng tín dụng, việc chấm điểm lại sẽ
được thực hiện ngay
Việc xếp hạng tín dụng khách hàng bán lẻ được thực hiện khách quan bởi một bộ phận độc lập
3.2.2 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng
VietinBank có sử dụng mô hình lượng hóa các rủi ro tín dụng liên quan đến cấp tín dụng khách hàng bán lẻ
VietinBank có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích cho phép quản trị và đo lường rủi ro tín dụng bán lẻ
3.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng
VietinBank chi nhánh Gia Lai duy trì hệ thống giám sát tất cả các điều kiện của từng khoản tín dụng bán lẻ bao gồm cả việc xác định đủ mức trích lập dự phòng
Các nhân viên có trách nhiệm giám sát chất lượng các khoản tín dụng bán lẻ, giám sát tài sản bảo đảm và bảo lãnh; đảm bảo các thông tin liên quan được chuyển đến những người có trách nhiệm đánh giá rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Kiểm toán nội bộ về rủi ro tín dụng bán lẻ được thực hiện định kỳ để xác định các hoạt động tín dụng đối với khách hàng bán lẻ tuân thủ các chính sách và thủ tục tín dụng của ngân hàng. Bộ phận kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi các nhân sự độc lập với bộ phận cấp tín dụng để có sự đánh giá khách quan về chất lượng của khoản tín dụng bán lẻ và danh mục tín dụng khách hàng
bán lẻ
4. Điều chỉnh sau giám sát 4.1 Trích lập dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro được trích lập đầy đủ, đúng quy định và đủ để bù đắp những tổn thất cho vay khách hàng bán lẻ trong danh mục các khoản cho vay
4.2 Xử lý nợ có vấn đề
VietinBank có văn bản hướng dẫn việc xử lý các khoản nợ có vấn đề đối với khách hàng bán lẻ VietinBank chi nhánh Gia Lai có bộ phận chuyên nghiệp xử lý các khoản nợ có vấn đề đối với khách hàng bán lẻ
VietinBank chi nhánh Gia Lai đề xuất phương án xử lý/khắc phục nợ có vấn đề đối với từng khách hàng bán lẻ cụ thể không áp dụng một lộ trình chung cho tất cả các khách hàng
VietinBank đã xây dựng/đề xuất các biện pháp xử lý khi danh mục quá tập trung vào một ngành/lĩnh vực nào đó
Phụ lục 3: Tổng hợp văn bản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang sử dụng trong luận văn.
STT Lĩnh vực Tên văn bản
1 Chính sách quản trị rủi ro
(v)Quyết định số 1128/2015/QĐ-HĐQT-NHCT7 ngày 26/08/2015, Quyết định ban hành Quyết định Tuyên bố Khẩu vị rủi ro hoạt động trong hệ thống NHCT giai đoạn 2015-2017.
(vi) Quyết định 196/2016/QĐ-HĐQT-NHCT7 ngày 07/04/2016,Quyết định ban hành Quy định khung quản lý rủi ro hoạt động trong hệ thống NHCT.
(vii) Quyết định số 532/2016/QĐ-HĐQT-NHCT9 ngày 29/06/2016, Quyết định ban hành Quy định Khung Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHCT.
(viii) Quyết định số 3145/2016/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 01/11/2016, Quyết định ban hành Quy trình xếp hạng rủi ro tổng thể chi nhánh trong hệ thống NHCT.
(ix) Quyết định số 3929/2016/QĐ-HĐQT-NHCT1.1 ngày 25/09/2016, Quy định chức năng nhiệm vụ Khối Quản lý rủi ro NHCT.
(x)Quyết định số 2404/2016/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 30/08/2016, Quyết định ban hành Quy định quản lý rủi ro chuẩn mực nghề nghiệp, gian lận nội bộ trong NHCT.
2 Bảo đảm tiền vay
(xi) Quyết định 1718/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 25/12/2014, Quyết định ban hành Quy định thực hiện bảo đảm cấp tín dụng.
(xii) Quyết định số 70/2015/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 05/01/2015, Quyết định ban hành hướng dẫn việc thực hiện bảo đảm cấp tín dụng.
(xiii) Quyết định số 3128/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 15/11/2017, Quy định về quy trình nhận bảo đảm cấp tín dụng.
19/10/2017, Quyết định ban hành Quy trình xử lý Tài sản bảo đảm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương VN.
3 Nhận diện dấu hiệu rủi ro
(xv) Quyết định số 565/2015/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 30/03/2015 V/v ban hành quy định quản lý Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng
4 Xếp hạng tín dụng
(xvi) Quyết định số 2215/2017/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 06/12/2017, Quyết định ban hành Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng Khách hàng.
(xvii) Quyết định số 580/2015/QĐ-HĐQT-NHCT9 ngày 31/03/2015, Quyết định ban hành Quy định quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
5 Kiểm tra, giám sát
(xviii) Quyết định số 3131/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 15/11/2017, Quy trình kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng đối với KH.
(xix) Quyết định số 13514/TGĐ-NHCT29 ngày 28/09/2017 về thiết lập và giám sát hạn mức rủi ro đối với các sản phẩm bán lẻ 2017 (lần 2)
(xx) Quyết định 235/2017/QĐ-HĐQT-NHCT17 ngày 31/03/2017, Quyết định ban hành Quy định khung giám sát chi nhánh trên cơ sở rủi ro trong hệ thống NHCT.
(xxi) Quyết định số 999/2016/QĐ-TGĐ-NHCT17 ngày 19/04/2016, Quyết định ban hành Quy trình Giám sát hoạt động chi nhánh trong hệ thống NHCT 6 Phân loại nợ và trích lập dự phòng (xxii) Quyết định số 503/2017/QĐ-TGĐ-NHCT37 ngày 28/02/2017, Quyết định ban hành Quy trình về phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của NHCT.
7 Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề (xxiii) Quyết định số 2442/2015/QĐ-TGĐ-NHCT37 ngày 30/09/2015, Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề trong hoạt động của NHCT.
ngày 10/08/2017, quy định ban hành Quy định xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội trong hệ thống NHCT.