Hạn chế của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nội thất Tháng Năm (Trang 57)

Bên cạnh những mặt mạnh đã đạt được, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty còn tồn tại một số hạn chế nhất định sau:

Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một số vấn đề cũng cần phải khắc phục là việc hạch toán các phế liệu sản xuất. Quá trình sản xuất tại phân xưởng thường tạo ra phế liệu gỗ (như củi vụn, mùn cưa, dăm bào). Trị giá phế liệu hàng tháng ước tính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Công ty đã tận dụng nguồn phế liệu này làm nguyên liệu đốt lò sấy thay vì phải mua bên ngoài. Tuy nhiên, giá trị khoản phế liệu này lại nằm trong chi phí sản xuất sản phẩm mà không được điều chỉnh giảm để chuyển sang chi phí của lò sấy. Do đó, giá trị phế liệu cuối cùng lại nằm trong giá thành của sản phẩm, trong khi chi phí nguyên liệu đốt lò sấy lại không được ghi nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ. Xét về mặt dịch chuyển chi phí giữa các bộ phận sản xuất, cách xử lý như vậy là chưa chính xác.

Về kế toán chi phí sản xuất chung

Đối với công cụ dụng cụ

Công cụ dụng cụ sử dụng tại phân xưởng bao gồm các vật dụng và các loại máy móc hỗ trợ cho quá trình sản xuất của công nhân.

Để đơn giản công việc, kế toán thường phân bổ tất cả công cụ dụng cụ đều là 12 tháng bất kể thời gian sử dụng ngắn hay dài, giá trị xuất kho nhỏ hay lớn. Việc này sẽ khiến chi phí sản xuất chung được ghi nhận không đúng, dẫn đến tính giá thành thiếu chính xác.

Về kế toán sản phẩm hỏng và ngừng sản xuất

Công ty Cổ phần Nội thất Tháng Năm ít phát sinh sản phẩm hỏng nên công ty không thiết lập định mức cho sản phẩm phẩm hỏng. Khi phát sinh sản phẩm hỏng thì chi phí này được đưa vào TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Như vậy thì không đúng với lại chế độ kế toán hiện hành của công ty – Thông tư 200.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nội thất Tháng Năm, công tác tập hợp chi phí sản xuất khá đầy đủ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các khoản chi phí này được tập hợp theo từng đơn đặt hàng phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, giúp công ty có cơ sở để định giá bán sản phẩm. Phương pháp kế toán ghi nhận sổ sách, lập chứng từ kế toán thực hiện đúng theo chế độ quy định kế toán đã giúp công ty kiểm soát được chi phí phát sinh và giá thành sản phẩm. Nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận đầy đủ trên sổ sách kế toán theo từng phần hành đã cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời phục vụ cho các quyết định quản trị.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công ty cũng gặp phải một số vấn đề hạn chế cần khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trong phạm vi bài làm này với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và qua tìm hiểu thực tế tại Công ty em mong rằng sẽ có những đề xuấ thích hợp để công ty cải thiện hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT

THÁNG NĂM 3.1 Phương hướng hoàn thiện

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là duy trì và phát huy những ưu điểm đã có đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt còn tồn tại.

Để làm được điều này cần phải căn cứ vào tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, nhu cầu thông tin của nhà quản trị và năng lực của bộ máy kế toán.

Quá trình này cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

- Phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất ngành nghề của Công ty.

- Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho nhà quản trị - Công tác kế toán thực hiện dễ dàng, thuận tiện

3.2 Giải pháp

Hoàn thiện công tác lập dự toán

Đầu tiên đánh giá sự chêch lệch giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế nhằm phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động và đề xuất biện pháp thực hiện cho kỳ sau nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm chất lượng.

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN GIÁ THÀNH ĐƠN HÀNG CITIBANK HÀ NỘI Khoản mục

giá thành ĐVT Dự toán Thực hiện Mức biến động Tổng biến động

SL ĐG TT SL ĐG TT Lượng Giá

1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Gỗ nguyên liệu m2 252,94 176.000 44.517.440 243,21 174.038 42.327.875 -1.712.480 - 477.085 -2.189.565

Ván MDF Tấm 45 300.000 13.500.000 45 294.667 13.260.000 - -240.000 -240.000

Khác 174.000.000 174.000.000 - -

Cộng CP NVLtt 232.017.440 229.587.875 -1.712.480 -717.085 -2.429.565

2/ Chi phí nhân công trực tiếp

Lương công nhân 30.000.000 31.062.961 1.062.961 1.062.961

Cộng CP NCtt 30.000.000 31.062.961 1.062.961 1.062.961

3/ Chi phí sản xuất chung

CP SXC gián tiếp PX 13.000.000 11.453.554 -1.546.446 -1.546.446

Cộng CP SXC 13.000.000 11.453.554 -1.546.446 -1.546.446

Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy giá thành thực tế của đơn hàng Citibank Hà Nội giảm so với giá thành dự toán 2.913.050 đồng là do:

1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế so với dự toán giảm 2.429.565 đồng, ảnh hưởng của các yếu tố lên chi phí NVL thực tế so với dự toán là:

 Số lượng gỗ nguyên liệu giảm 9,73 m2 làm cho tổng CP NVL giảm 1.712.480

đồng vì công nhân có tay nghề nên lượng gỗ hao hụt thực tế ít hơn dự toán.

 Đơn giá gỗ nguyên vật liệu giảm 1962 đồng làm cho tổng CP NVL giảm

477.085 đồng.

 Đơn giá ván MDF giảm 5.333 đồng làm cho tổng CP NVL giảm 240.000

đồng.

2/ Chi phí nhân công trực tiếp thực tế so với dự toán tương ứng tăng 1.062.961 đồng. Tăng do phụ cấp làm thêm giờ cho công nhân.

3/ Chi phí sản xuất chung thực tế so với dự toán giảm 1.546.446 đồng. Sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung dự toán chủ yếu là do tiêu thức phân bổ chi phí giữa kế toán và phân xưởng khác nhau. Khi lập dự toán, nhân viên phân xưởng đã sử dụng chi phí sản xuất chung bình quân để phân bổ cho từng đơn hàng theo số lượng đơn hàng sản xuất trong tháng chứ không phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như kế toán.

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN GIÁ THÀNH ĐƠN HÀNG 7-ELEVEN OFFICE Khoản mục

giá thành ĐVT Dự toán Thực hiện Mức biến động Tổng biến động

SL ĐG TT SL ĐG TT Lượng Giá

1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chỉ nhựa PVC Mét 1150 7000 8.050.000 1120 6.802 7.618.756 -210.000 -221.244 -431.244

Keo nhiệt kg 20 122.000 2.440.000 25 96.000 2.400.000 610.000 -650.000 -40.000

Khác 218.000.000 218.000.000 - - -

Gia công khuôn thép Cái 60 160.000 9.600.000 60 159.500 9.570.000 - -30.000 -30.000

Ván ghép Tấm 4.120.000 4.120.000 - - -

Ván MDF Tấm 213 380.000 80.940.000 213 371.086 79.041.384 - -1.898.616 -1.898.616

Cộng CP NVLtt 323.150.000 320.750.140 400.000 -2.799.860 -2.399.860

2/ Chi phí nhân công trực tiếp

Lương công nhân 40.000.000 43.397.106 3.397.106 3.397.106

Cộng CP NCtt 40.000.000 43.397.106 3.397.106 3.397.106

3/ Chi phí sản xuất chung

CP SXC gián tiếp PX 15.000.000 16.001.407 1.001.407 1.001.407

Cộng CP SXC 15.000.000 16.001.407 1.001.407 1.001.407

Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy giá thành thực tế của đơn hàng 7 – Eleven Office tăng so với giá thành dự toán 1.998.653 đồng. là do:

1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế so với dự toán giảm 2.399.860 đồng, ảnh hưởng của các yếu tố lên tổng CPNVL thực tế so với dự toán là:

 Số lượng chỉ nhựa PVC giảm 30 mét làm cho tổng CP NVL giảm 210.000

đồng vì công nhân có tay nghề cao nên lượng hao hụt thực tế ít hơn dự toán.

 Đơn giá chỉ nhựa PVC giảm 198 đồng làm cho tổng CP NVL giảm 211.244

đồng.

 Đơn giá keo nhiệt giảm 26.000 đồng làm cho tổng CP NVL giảm 650.000

đồng do phân xưởng lựa chọn keo nhiệt loại rẻ hơn so với loại dự toán ban đầu.

 Số lượng keo nhiệt tăng 5 kg làm cho tổng CPNVL tăng 610.000 đồng do

phân xưởng dùng keo nhiệt loại đơn giá thấp hơn, chất lượng kém hơn đã dẫn

đến việc phải sử dụng khối lượng keo nhiệt nhiều hơn dự toán.

 Đơn giá gia công tấm thép giảm 500 đồng làm cho tổng CP NVL giảm 30.000

đồng.

 Đơn giá ván MDF giảm 8914 đồng làm cho tổng CP NVL giảm 1.898.616

đồng.

2/ Chi phí nhân công trực tiếp thực tế so với dự toán tăng 3.397.106 đồng. Tăng do bị chậm tiến độ hoàn thành. NVL sử dụng chất lượng kém hơn so với dự toán ban đầu nên công nhân phải mất thời gian hơn để hoàn thành.

3/ Chi phí sản xuất chung thực tế so với dự toán tăng 1.001.407 đồng. Sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung dự toán chủ yếu là do tiêu thức phân bổ chi phí giữa kế toán và phân xưởng khác nhau. Khi lập dự toán, nhân viên phân xưởng đã sử dụng chi phí sản xuất chung bình quân để phân bổ cho từng đơn hàng theo số lượng đơn hàng sản xuất trong tháng chứ không phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như kế toán.

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN GIÁ THÀNH ĐƠN HÀNG AVIVA Khoản mục

giá thành ĐVT Dự toán Thực hiện Mức biến động Biến động Tổng

SL ĐG TT SL ĐG TT Lượng Giá

1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chỉ nhựa PVC Mét 650 7000 4.550.000 650 7.084 4.604.878 - 54.878 54.878 Dung môi kg 3 50.000 150.000 3 50.000 150.000 - - - Đóng rắn kg 4,45 235.851 1,049,538 4,45 235.851 1,049,538 - - - Giấy PU 3 145.000 435.000 3 145.000 435.000 - - - Gỗ MDF Tấm 1 136.364 136.364 1 136.364 136.364 - - - Kính thủy mài bóng m2 11,45 630.000 7.213.500 12,333 634.387 7.823.900 556.290 54.110 610.400 Sơn đặc chủng kg 23 155.000 3.565.000 23 155.768 3.582.667 - 17.667 17.667 Tấm Laminate Kingdom Tấm 86 460.000 39.560.000 84 454.169,6 38.150.245 -920.000 -489.755 -1.409.755 Ván ép Tấm 1 610.000 610.000 1 610.000 610.000 - - - Ván ghép gỗ keo(gỗ ghép tràm) m3 3.871.364 3.871.364 3.871.364 Ván gỗ ép Tấm 10 196.109 1.961.091 10 196.109 1.961.091 - - - Ván lạng m2 38 51.675 1.963.636 38 51.675 1.963.636 - - - Ván MDF Tấm 305 315.000 96.075.000 299 314.228 93.954.300 -1.890.000 -230.700 -2.120.700 Veneer 12,8 55.726 713.298 12,8 55.726 713.298 - - - Cộng CP NVLtt 157.982.427 159.006.281 -2.253.710 3.277.564 1.023.854

2/ Chi phí nhân công trực tiếp

Lương công nhân 20.000.000 21.513.357 1.513.357 1.513.357

Cộng CP NCtt 20.000.000 21.513.357 1.513.357 1.513.357

3/ Chi phí sản xuất chung

CP SXC gián tiếp PX 7.000.000 7.932.418 932.418 932.418

Cộng CP SXC 7.000.000 7.932.418 932.418 932.418

Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy giá thành thực tế của đơn hàng Aviva tăng so với giá thành dự toán 3.469.690 đồng là do:

1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế so với dự toán tăng 1.023.854 đồng, ảnh hưởng của các yếu tố lên tổng CP NVL thực tế so với dự toán là:

 Đơn giá chỉ nhựa PVC tăng 84 đồng làm cho tổng CP NVL tăng 54.878 đồng

 Đơn giá kính thủy mài bóng tăng 198 đồng làm cho tổng CP NVL tăng 54.110

đồng.

 Đơn giá sơn đặc chủng tăng 768 đồng làm cho tổng CP NVL tăng 17.667

đồng.

 Số lượng kính thủy mài bóng tăng 0,883 m2 làm tổng CP NVL tăng 556.290

đồng.

 Số lượng tấm Laminate Kingdom giảm 2 tấm làm tổng CP NVL giảm 920.000

đồng.

 Đơn giá tấm Laminate Kingdom giảm 5830 đồng làm cho tổng CP NVL giảm

489.755 đồng

 Số lượng ván MDF giảm 6 tấm làm tổng CP NVL giảm 1.890.000 đồng.

 Đơn giá ván MDF giảm 772 đồng làm cho tổng CP NVL giảm 230.700 đồng

2/ Chi phí nhân công trực tiếp thực tế so với dự toán tăng 1.513.357 đồng. Chi phí lương tăng do sản xuất hoàn thành chậm tiến độ so với dự toán.

3/ Chi phí sản xuất chung thực tế so với dự toán tăng 932.418 đồng. Sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung dự toán chủ yếu là do tiêu thức phân bổ chi phí giữa kế toán và phân xưởng khác nhau. Khi lập dự toán, nhân viên phân xưởng đã sử dụng chi phí sản xuất chung bình quân để phân bổ cho từng đơn hàng theo số lượng đơn hàng sản xuất trong tháng chứ không phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như kế toán.

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN GIÁ THÀNH ĐƠN HÀNG MC DONALD PHẠM HÙNG Khoản mục

giá thành ĐVT Dự toán Thực hiện Mức biến động Tổng biến động

SL ĐG TT SL ĐG TT Lượng Giá

1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Gỗ MDF nguyên liệu Tấm 1 250.000 250.000 1 251.411 251.411 - 1411 1411

Kính trắng m2 256,7 137.940,4 35.409.300 256,7 137.940 35.409.300 - - -

Màng PE Cuốn 60 300.000 18.000.000 60 300.000 18.000.000 - - -

Mốp xốp Tấm 750 24.000 18.000.000 750 24.000 18.000.000 - - -

Sơn Lon 560 66.000 36.960.000 564 66.167 37.318.285 264.000 94.285 358.285

Sản xuất gia công khuôn

thép(gia công cắt laser) Cái 706 55.506 39.187.327 706 55.506 39.187.327 - -

-

Ván ép Tấm 105 450.000 47.250.000 110 453.243 49.856.818 2.250.000 356.818 2.606.818

Cộng CP NVLtt 195.056.627 198.023.141 2.514.000 452.514 2.966.514

2/ Chi phí nhân công trực tiếp

Lương công nhân 24.000.000 26.792.291 2.792.291 2.792.291

Cộng CP NCtt 24.000.000 26.792.291 2.792.291 2.792.291

3/ Chi phí sản xuất chung

CP SXC gián tiếp PX 9.400.000 9.878.870 478.870 478.870

Cộng CP SXC 9.400.000 9.878.870 478.870 478.870

Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy giá thành thực tế của đơn hàng MC Donald Phạm Hùng tăng so với giá thành dự toán 6.237.675 đồng là do:

1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế so với dự toán tăng 2.966.514 đồng, ảnh hưởng của các yếu tố lên tổng CPNVL thực tế so với dự toán là:

 Đơn giá gỗ MDF nguyên vật liệu tăng 1.411 đồng làm cho tổng CP NVL tăng

1.411 đồng.

 Số lượng Sơn lon tăng 4 lon làm cho tổng CP NVL tăng 264.000 đồng do

lượng hao hụt nhiều hơn so với dự toán.

 Đơn giá sơn lon tăng 167 đồng làm cho tổng CP NVL tăng 94.285 đồng.

 Số lượng ván ép tăng 5 tấm làm cho tổng CP NVL tăng 2.250.000 đồng do

lượng hao hụt nhiều hơn so với dự toán.

 Đơn giá ván ép tăng 3.243 đồng làm cho tổng CP NVL tăng 356.818 đồng.

2/ Chi phí nhân công trực tiếp thực tế so với dự toán tăng 2.792.291 đồng.

3/ Chi phí sản xuất chung thực tế so với dự toán tăng 78.870 đồng. Sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung dự toán chủ yếu là do tiêu thức phân bổ chi phí giữa kế toán và phân xưởng khác nhau. Khi lập dự toán, nhân viên phân xưởng đã sử dụng chi phí sản xuất chung bình quân để phân bổ cho từng đơn hàng theo số lượng đơn hàng sản xuất trong tháng chứ không phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như kế toán.

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN GIÁ THÀNH ĐƠN HÀNG BOSCH RENOVATION Khoản mục

giá thành ĐVT Dự toán Thực hiện Mức biến động Tổng biến động

SL ĐG TT SL ĐG TT Lượng Giá

1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nội thất Tháng Năm (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)