Kiểm định Biến phụ thuộc Phương trình không có biến vĩ mô Phương trình có biến vĩ mô Tự tương quan ROA 0.0000 0.0003 ROE 0.0000 0.0000 NIM 0.0000 0.0024
Phương sai thay đổi
ROA 0.0000 0.0000
ROE 0.0000 0.0000
NIM 0.0000 0.0000
Nguồn: Kết quả chạy Stata của tác giả
4.3. Kết quả hồi quy
4.3.1. Biến phụ thuộc ROA
Từ các kết quả kiểm định trong phân 4.2, luận văn sử dụng phương pháp GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu trong chương 03. Tuy nhiên, để minh chứng kết quả có được sau khi ước lượng là phù hợp và hiệu quả, không bị chệch thì luận văn có sử dụng thêm hai kiểm định AR(2) và Hansen. Trong đó, kiểm định AR(2) sẽ phân tích vấn đề tự tương quan, còn kiểm định Hansen sẽ phân tích vấn đề nội sinh. Dựa vào các kết quả có trong bảng 4.5, các giá trị p-value của hai kiểm định này đều lớn hơn 10%. Kết quả kiểm định này có nghĩa là không có tự tương quan và không có nội sinh sau khi dùng phương pháp GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu lợi nhuận được đại diện bởi ROA. Cho nên các kết quả thu được trong bảng 4.5 là phù hợp và hiệu quả, không bị chệch.
Từ bảng 4.5, có thể thấy rằng hệ số hồi quy của biến ROAt-1 ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là 0.1062 và 0.1270 và đều có ý nghĩa ở mức 10%. Kết quả hồi quy này có
46
nghĩa là lợi nhuận năm trước sẽ có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại. Nói cách khác, các ngân hàng có lợi nhuận năm trước càng cao thì sẽ cải thiện lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể.
Bảng 4.5. Kết quả mô hình hồi quy giải thích lợi nhuận của ngân hàng được tính bởi ROA ROA Hệ số (1) Hệ số (2) ROAt-1 0.1062* (1.88) 0.1270*** (4.35) SIZE -0.0015* (-1.70) -0.0022*** (-5.01) LOTA 0.0188** (2.55) 0.0172*** (2.66) CR -0.0869 (-1.26) 0.0714 (1.33) OC -0.0235*** (-8.06) -0.0238*** (-30.82) KAP -0.0378** (-3.09) -0.0205*** (-3.09) NONINT 0.5225*** (4.54) 0.4620*** (6.66) LQ -0.0182*** (-3.77) -0.0111** (-2.42) GDP 0.0010*** (2.72) INF 0.0002*** (4.70)
47 HỆ SỐ CHẶN 0.0637** (2.21) 0.0774*** (5.51) AR(1) 0.07 0.1 AR(2) 0.989 0.561 Hansen 0.478 0.476
Nguồn: Kết quả chạy Stata của tác giả
Ngược lại, hệ số hồi quy của biến SIZE ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là - 0.0015 và -0.0022 và đều có ý nghĩa ở mức 10%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là quy mô ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại. Nói cách khác, các ngân hàng có quy mô hoạt động càng lớn thì sẽ làm suy giảm lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này trái ngược với mong đợi của luận văn đã nêu trong phần 3.2.2, nhưng có thể giải thích phát hiện này như là các ngân hàng có quy mô hoạt động càng lớn sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị nhân sự cũng như phải gánh chịu một chi phí hoạt động tương đối cao để trang trải việc vận hành kinh doanh ở các chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng. Điều này sẽ trực tiếp làm giảm thu nhập sau thuế cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu của Naceur (2003), Athanasoglou và các cộng sự (2006), Kosmidou và các cộng sự (2006), Trujillo - Ponce (2013) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.
Bên cạnh đó hệ số hồi quy của biến LOTA ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là 0.0188 và 0.0172 và đều có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại được tính bởi ROA. Nói cách khác, các ngân hàng có quy mô cho vay càng lớn thì sẽ làm gia tăng lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này tương tự với mong đợi của luận văn đã nêu trong giả thuyết H6, và có thể giải thích phát hiện này như là với những điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi chuyển đổi thành các khoản vay nhiều hơn, ngân hàng hưởng thu nhập từ lãi cao hơn và thu được lợi nhuận cao hơn (Rhoades và Rutz, 1982; Gul và các cộng sự, 2011). Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rằng các khoản cho
48
vay là nguồn thu nhập chính và dự kiến sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Vong và Chan, 2008). Các nghiên cứu của Abreu và Mendes (2000), Maudos và Ferrnandez de Guevara (2004), Stiroh và Rumble (2006), Mercieca và các cộng sự (2007), Ben Naceur và Goaid (2008) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan dương giữa hoạt động cho vay và lợi nhuận ngân hàng.
Tương tự với tác động của quy mô ngân hàng, hệ số hồi quy của biến OC ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là -0.0235 và -0.0238 và đều có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là chi phí hoạt động của ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại được tính bởi ROA. Nói cách khác, các ngân hàng càng gánh chịu chi phí hoạt động càng lớn thì sẽ làm giảm lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này tương tự với mong đợi của luận văn đã nêu trong giả thuyết H2, và có thể giải thích phát hiện này như là với những điều kiện khác không đổi, khi ngân hàng càng tăng chi phí hoạt động thì sẽ làm giảm thu nhập sau thuế và lợi nhuận của ngân hàng. Hơn thế nữa, một tỷ lệ chi phí hoạt động càng cao càng ngụ ý hiệu quả quản trị của các nhà quản lý có thể yếu kém và do đó có thể đưa ra các chiến lược không chính xác và sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu của Guru và các cộng sự (2002), Bourke (1989), Athanasoglou và các cộng sự (2006), Sufian (2011), Syfari (2012) và Weersainghe và các cộng sự (2013) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan âm giữa chi phí hoạt động và lợi nhuận ngân hàng.
Hệ số hồi quy của biến KAP ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là -0.0378 và - 0.0205 và đều có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại được tính bởi ROA. Nói cách khác, các ngân hàng càng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì sẽ làm giảm lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này trái ngược với mong đợi của luận văn đã nêu trong giả thuyết H1, và có thể giải thích phát hiện này như là với những điều kiện khác không đổi, các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao nhận ít rủi ro hơn và lợi nhuận thấp hơn vì các ngân hàng này nhận thức được an toàn hơn. Lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận phù hợp với giả thuyết rủi ro lợi nhuận thông thường (Dietrich và Wanzenried, 2009). Thêm nữa, vốn chủ sở hữu được coi là nguồn kinh phí đắt hơn. Vì vậy, việc gia tăng
49
vốn chủ sở hữu làm tăng chi phí vốn trung bình do đó làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng (Angbazo, 1997). Các nghiên cứu của Angbazo (1997), Dietrich và Wanzenried (2009) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan âm giữa vốn chủ sở hữu và lợi nhuận ngân hàng.
Ngược lại, hệ số hồi quy của biến NONINT ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là 0.5225 và 0.4620 và đều có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là thu nhập ngoài lãi của ngân hàng sẽ có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại được tính bởi ROA. Nói cách khác, các ngân hàng càng có thu nhập ngoài lãi càng lớn thì sẽ gia tăng lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này phù hợp với mong đợi của luận văn đã nêu trong giả thuyết H7, và có thể giải thích phát hiện này như là thu nhập ngoài lãi được xem như là một phần quan trọng trong thu nhập sau thuế và lợi nhuận của ngân hàng, do đó khi thu nhập ngoài lãi gia tăng thì sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Hơn thế nữa, việc gia tăng thu nhập ngoài lãi có thể giúp các ngân hàng bớt phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần, đây là thành phần dễ biến động khi chính sách tiền tệ của quốc gia thay đổi. Các nghiên cứu của Cybo – Ottone và Murgia (2000), Chiorazzo và các cộng sự (2008), Leptit và các cộng sự (2008), Karkrah và Ameyaw (2010) và Elsas và các cộng sự (2010) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan dương giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận ngân hàng.
Hệ số hồi quy của biến LQ ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là - 0.0182 và - 0.0111 và đều có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ có tác động ngược chiều và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại được tính bởi ROA. Nói cách khác, các ngân hàng càng có rủi ro thanh khoản càng lớn thì sẽ làm giảm lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này phù hợp với mong đợi của luận văn đã nêu trong giả thuyết H5, và có thể giải thích kết quả này như là các ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản càng cao thì sẽ càng phải huy động vốn càng nhiều, thậm chí bất kể chi phí huy động ra sao nhằm mục đích đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn và các chỉ số thanh khoản cho ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khi đó chi phí từ lãi (liên quan với các khoản huy động) sẽ gia tăng đáng kể, và điều này sẽ làm suy giảm trực tiếp thu nhập lãi thuần cũng như thu nhập sau thuế và lợi nhuận của ngân hàng.
50
Hệ số hồi quy của biến GDP là 0.0010 và có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại được tính bởi ROA. Nói cách khác, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng cao thì sẽ gia tăng lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này phù hợp với mong đợi của luận văn đã nêu trong giả thuyết H8, và có thể giải thích phát hiện này như là nền kinh tế tăng trưởng cao, các khu vực khác trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động, do đó cầu về vốn vay tăng làm cho khu vực ngân hàng dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng, nợ xấu trong ngân hàng cũng giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế tốt như vậy sẽ được nâng cao. Khi đó thu nhập lãi thuần của ngân hàng gia tăng (nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng cao), chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm (Do tỷ lệ nợ xấu giảm), kết quả là thu nhập sau thuế và lợi nhuận ngân hàng gia tăng. Các nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Gul và các cộng sự (2011) và Nassreddine và các cộng sự (2013) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng.
Hệ số hồi quy của biến INF là 0.0002 và có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại được tính bởi ROA. Nói cách khác, khi nền kinh tế của Việt Nam có tỷ lệ lạm phát càng gia tăng thì sẽ gia tăng lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này trái ngược với mong đợi của luận văn đã nêu trong giả thuyết H9, và có thể giải thích phát hiện này như là nếu lạm phát đã được dự báo trước một cách tương đối chính xác, thì các ngân hàng đã tính toán và thêm vào phần lạm phát trong lãi suất của ngân hàng, đảm bảo thu nhập lớn hơn chi phí, thì lạm phát sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Perry, 1992). Các nghiên cứu của Molyneux, Thornton (1992), Gul và các cộng sự (2011), Sufian (2011) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và lợi nhuận ngân hàng.
4.3.2. Biến phụ thuộc ROE
Tương tự như trong phần 4.3.1, dựa vào các kết quả có trong bảng 4.6, các giá trị p- value của hai kiểm định này đều lớn hơn 10%. Kết quả kiểm định này có nghĩa là không có
51
tự tương quan và không có nội sinh sau khi dùng phương pháp GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu lợi nhuận được đại diện bởi ROE. Cho nên các kết quả thu được trong bảng 4.6 là phù hợp và hiệu quả, không bị chệch.
Từ bảng 4.6, có thể thấy rằng hệ số hồi quy của biến ROEt-1 ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là 0.1892 và 0.1983 và đều có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là lợi nhuận năm trước sẽ có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại. Nói cách khác, các ngân hàng có lợi nhuận năm trước càng cao thì sẽ cải thiện lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể.
Bảng 4.6. Kết quả mô hình hồi quy giải thích lợi nhuận của ngân hàng được tính bởi ROE ROE Hệ số (1) Hệ số (2) ROEt- 0.1892*** (4.70) 0.1983*** (8.61) SIZE -0.0133* (-1.90) -0.0140* (-1.89) LOTA 0.1703*** (2.62) 0.1593** (2.36) CR -0.2811 (-0.37) 0.3913 (0.54) OC -0.2630*** (-16.35) -0.2410*** (-19.12) KAP -0.6697*** (-3.52) -0.6033*** (-4.23) NONINT 2.3306*** (3.84) 1.9312*** (3.04) LQ -0.1361*** (-4.46) -0.0939*** (-2.74) GDP 0.0054*
52 (1.66) INF 0.0017** (1.99) HỆ SỐ CHẶN 0.6308*** (2.75) 0.5812*** (2.58) AR(1) 0.002 0.009 AR(2) 0.333 0.413 Hansen 0.232 0.231
Nguồn: Kết quả chạy Stata của tác giả
Ngược lại, hệ số hồi quy của biến SIZE ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là - 0.0133 và -0.0140 và đều có ý nghĩa ở mức 10%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là quy mô ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại. Nói cách khác, các ngân hàng có quy mô hoạt động càng lớn thì sẽ làm suy giảm lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này trái ngược với mong đợi của luận văn đã nêu trong phần 3.2.2, nhưng có thể giải thích phát hiện này như là các ngân hàng có quy mô hoạt động càng lớn sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị nhân sự cũng như phải gánh chịu một chi phí hoạt động tương đối cao để trang trải việc vận hành kinh doanh ở các chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng. Điều này sẽ trực tiếp làm giảm thu nhập sau thuế cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu của Naceur (2003), Athanasoglou và các cộng sự (2006), Kosmidou và các cộng sự (2006), Trujillo - Ponce (2013) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.
Bên cạnh đó hệ số hồi quy của biến LOTA ở hai cột kết quả (1) và (2) lần lượt là 0.1703 và 0.1593 và đều có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả hồi quy này có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận năm hiện tại được tính bởi ROE. Nói cách khác, các ngân hàng có quy mô cho vay càng lớn thì sẽ làm gia tăng lợi nhuận năm hiện tại một cách đáng kể. Kết quả hồi quy này tương tự với mong đợi của luận văn đã nêu trong giả thuyết H6, và có thể giải thích phát hiện này như là với
53
những điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi chuyển đổi thành các khoản vay nhiều hơn, ngân hàng hưởng thu nhập từ lãi cao hơn và thu được lợi nhuận cao hơn (Rhoades và Rutz, 1982; Gul và các cộng sự, 2011). Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rằng các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và dự kiến sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Vong và Chan, 2008). Các nghiên cứu của Abreu và Mendes (2000), Maudos và Ferrnandez de Guevara (2004), Stiroh và Rumble (2006), Mercieca và các cộng sự (2007), Ben Naceur và Goaid (2008) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan dương giữa hoạt động cho vay và lợi nhuận ngân hàng.