CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3 Mô hình nghiên cứu
Với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM, luận văn đã tham khảo mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở của Kizito Mudzamiri (2012), Fadzlan Sufian (2011), Alper Anbar (2011), Ahmet Ugur (2010), Vong và Chan (2009) cùng các phát hiện của các nghiên cứu trước, luận văn dự kiến tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng để nhận dạng yếu tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam.
Đối với giải thích việc lựa chọn chỉ hai biến vĩ mô khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM tại Việt Nam, luận văn dựa trên tiếp cận của nghiên cứu gần đây Trần Việt Dũng (2014), tác giả này đề nghị sử dụng hai biến vĩ mô GDP và INF, hơn nữa đều tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2006-2012. Ngoài ra, bài nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh
34
và Nguyễn Thị Cành (2015) khi nghiên cứu yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 với tiếp cận tương đồng với tác giả Trần Việt Dũng (2014), cũng chỉ sử dụng hai biến vĩ mô GDP và INF trong kiểm soát các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đây là lý do ở khía cạnh của bài luận văn này, luận văn sử dụng hai biến vĩ mô GDP và INF trong kiểm soát các biến vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM.
Mô hình thực nghiệm các yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM được trình bày dưới đây:
Mô hình 1: ROA làm biến phụ thuộc.
ROA = β0 +α*ROAt-1 + β1*SIZE + β2*OC + β3*CR + β4*KAP + β5*LQ + β6*LOTA + β7*NONINT + β8*INF + β9*GDP + €i
Mô hình 2: ROE làm biến phụ thuộc.
ROE = β0 + α*ROEt-1 + β1*SIZE + β2*OC + β3*CR + β4*KAP + β5*LQ + β6*LOTA + β7*NONINT + β8*INF + β9*GDP + €i
Mô hình 3: NIM làm biến phụ thuộc.
NIM = β0 + α*NIMt-1 + β1*SIZE + β2*OC + β3*CR + β4*KAP + β5*LQ + β6*LOTA + β7*NONINT + β8*INF + β9*GDP + €i
Trong đó:
Biến phụ thuộc là ba yếu tố đo lường lợi nhuận ngân hàng thương mại, nhằm mục đích đối chiếu kết quả nhằm cho bằng chứng tin cậy hơn, gồm: lợi nhuận trên vốn
35
chủ sở hữu (Return on Equity – ROE), lợi nhuận trên tài sản: (Return on Asset – ROA), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).
Biến độc lập: là nhân tố ở phía bên phải của phương trình hồi quy. Các nhân tố có thể tác động đến tỷ lệ lợi nhuận trong các bằng chứng thực nghiệm và lý thuyết và quan điểm của các tác giả các bài nghiên cứu trước đây tác động đến lợi nhuận NHTM đã được trình bày và đặt giả thuyết ở chương 2.
€i: là sai số trong mô hình hồi quy.
Bảng tổng hợp chi tiết về công thức các biến được trình bày ở bảng sau.
Bảng 3.1. Tổng hợp chi tiết về công thức các biến
Biến Ký hiệu Đo lường Kỳ vọng
Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
ROA Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
ROE Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Thu nhập lãi thuần NIM Thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản
Quy mô ngân hàng SIZE Logarit tổng tài sản +
Chi phí hoạt động OC Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập
hoạt động -
Chất lượng tài sản CR Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản -
Vốn chủ sở hữu KAP Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản +
36
khoản sử dụng vốn trên tổng tài sản
Cho vay LOTA Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản +
Thu nhập ngoài lãi NONINT Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản +
Tăng trưởn kinh tế GDP Sự biến động trong GDP +
Lạm phát INF Sự biến động trong chỉ số giá tiêu dùng -
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng để phân tích tác động của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đến lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể các phương pháp được đề cử bao gồm phương pháp hồi quy OLS, phương pháp hồi quy 2SLS, phương pháp hồi quy GMM. Trong đó, sự khác biệt cơ bản chính của ba phương pháp này là, phương pháp OLS yêu cầu phải thỏa 03 giả định sau:
- Không có nội sinh khi hồi quy mô hình nghiên cứu
- Không có tự tương quan khi hồi quy mô hình nghiên cứu
- Không có phương sai thay đổi khi hồi quy mô hình nghiên cứu
Trong khi đó, phương pháp hồi quy 2SLS thì chỉ yêu cầu thỏa giả định (1) không có tự tương quan khi hồi quy mô hình nghiên cứu và (2) không có phương sai thay đổi khi hồi quy mô hình nghiên cứu; vì phương pháp này giải quyết được vấn đề nội sinh. Cuối cùng, phương pháp GMM thì không yêu cầu các giả định đầu vào này, vì phương pháp này được xem như là phương pháp tối ưu nhất khi khắc phục được cả 03 vấn đề trên.
Mặt khác, dựa vào phương trình nghiên cứu mà luận văn trình bày trong phần 3.3 thì có thể thấy rằng vì có biến trễ của biến phụ thuộc (lợi nhuận năm trước) cho nên có thể gây ra hiện tượng nội sinh trong mô hình hồi quy của luận văn như các nghiên cứu trước đây đã đề cập. Do đó phương pháp OLS sẽ không được sử dụng và luận văn
37
sẽ thực hiện các kiểm định cần thiết để quyết định áp dụng phương pháp nào, cụ thể kiểm định Modified Wald và Kiểm định Wooldridge được sử dụng.
Nếu một trong hai kiểm định này minh chứng có tồn tại phương sai thay đổi/ tự tương quan khi hồi quy mô hình nghiên cứu thì GMM sẽ được luận văn sử dụng và ngược lại 2SLS sẽ được áp dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, luận văn mô tả dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính của 26 NHTMCP, trình bày khái quát 9 biến phụ thuộc mà luận văn sử dụng trong mô hình bao gồm quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, vốn chủ sở hữu ngân hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, cho vay, thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Ngoài ra, trong chương này còn nêu lên cách thức tác giả sẽ tiến hành để chọn lọc phương pháp định lượng trong mô hình hồi quy sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
38