CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2 Lựa chọn và mô tả biến
3.2.3 Chi phí hoạt động (OC)
Chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm: chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi về tài sản, chi cho hoạt động quản lý, chi phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, chi phí dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác và chi phí khác. Quản trị chi phí luôn là một công việc khó khăn thể hiện tài năng của đội ngũ quản trị, tầm nhìn của nhà quản trị ngân hàng. Theo quan điểm của hầu hết các nghiên cứu trước đây, chi phí hoạt động tác động ngược chiều lợi nhuận ngân hàng. Một ngân hàng muốn gia tăng lợi nhuận cần cố gắng giảm đến mức thấp nhất chi phí hoạt động, tiết kiệm chi phí. Các nghiên cứu Guru và các cộng sự (2002), Bourke (1989), Sufian (2011), Syfari (2012) thể hiện mối quan hệ ngược chiều của chi phí hoạt động và lợi nhuận ngân hàng. Ngân hàng nào biết cắt giảm chi phí, sử dụng chi phí quản lý hiệu quả thì sẽ là một nhân tố quan trọng mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.
Mặt khác, chi phí hoạt động còn thể hiện chất lượng nguồn lực mà ngân hàng phải trả để tạo ra công cụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Molyneux và Thornton (1992) tìm ra bằng chứng cho thấy chi phí có tác động cùng chiều với lợi nhuận của NHTM khi nghiên cứu 18 nước châu Âu trong vòng 4 năm từ 1986 đến 1989. Với đặc thù nền kinh tế phát triển cao về cạnh tranh nhân lực, tăng chi phí lương, thưởng, phụ cấp, các hoạt động quảng bá thương hiệu hiệu quả trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả trên đã ủng hộ học thuyết về tiền lương: lương tăng thì năng suất lao động cũng tăng.
Giả thuyết H2: Chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến lợi nhuận của
26
3.2.4 Rủi ro tín dụng (CR)
Chấp nhận rủi ro là một trong những động lực chính của lợi nhuận của các ngân hàng. Nếu tăng trưởng tín dụng không đi cùng với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng thì rủi ro tín dụng sẽ gia tăng. Rủi ro tín dụng là rủi ro khi thu nhập và vốn của ngân hàng do bên đi vay không thực hiện được các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng vay vốn của ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng liên quan đến các khoản vay càng lớn sẽ là vấn đề khó khăn trong việc tăng lợi nhuận của ngân hàng khi các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, từ đó làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy chất lượng của các khoản vay cũng là yếu tố quan trọng tác động đến lợi nhuận của NHTM.
Như vậy, tỷ lệ này cao thì rủi ro về tín dụng cao. Với cách đo lường biến đại diện chính của rủi ro tín dụng này cho phép nắm bắt quản lý rủi ro cho vay của ngân hàng, có thể quan sát chính xác những tổn thất cho vay được dự đoán và những gì ngân hàng phải đối mặt với những tài sản rủi ro do tổn thất cho vay nhiều và bất ngờ.
Giả thuyết H3: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM.
3.2.5 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (KAP)
Nguồn vốn trong kinh doanh đóng vai trò là nguồn lực của doanh nghiệp, ngân hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đo lường tình trạng đủ vốn, nguồnlực cũng như sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng. Nhìn chung, một ngân hàng có nguồn vốn tốt sẽ có lợi nhuận cao hơn. Các nghiên cứu hầu hết đều sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản từ lâu để đánh giá về sức mạnh vốn của ngân hàng. Có nhiều lý do để giải thích vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ thúc đẩy lợi nhuận. Đầu tiên, các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn được coi là tương đối an toàn hơn và có niềm tin của công chúng hơn, tạo nên thương hiệu mạnh so với các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp hơn.
27
Thứ hai, các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn có lợi thế cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính hơn cho khách hàng của họ (Bashir, 2000). Thứ ba, các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ an toàn hơn và vẫn có thuận lợi hơn ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn như khủng hoảng kinh tế xảy ra trong giai đoạn nghiên cứu. Thứ tư, trong các thị trường vốn không hoàn hảo, các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao hơn sẽ thường có nhu cầu thấp hơn nguồn tài trợ bên ngoài để hỗ trợ một mức nhất định của tài sản, do đó sẽ giảm chi phí tài trợ và kết quả đạt được lợi nhuận cao hơn. Cuối cùng thứ năm, vốn của ngân hàng là biện pháp cuối cùng chống lại nguy cơ rủi ro thanh khoản của ngân hàng, các ngân hàng có xu hướng đối mặt với nguồn chi phí thấp hơn do giảm chi phí phá sản tiềm năng (Dietrich và Wanzeried, 2009; Ahmad và các cộng sự, 2012; Flamini và các cộng sự, 2009).
Nghiên cứu Bourke (1989) nêu ra mối quan hệ cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời. Tác giả cho rằng tỷ lệ vốn cao hơn, các ngân hàng sẽ được nhiều lợi nhuận hơn. Tương tự, nghiên cứu của Berger (1995), Staikouras và Wood (2003), Abreu và Mendes (2000), Goddard và các cộng sự (2004) kết luận rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt có lợi nhuận hơn những ngân hàng khác ở Mỹ.
Tuy nhiên bên cạnh ý kiến tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ thúc đẩy lợi nhuận còn có một số quan điểm trái chiều cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận, vốn chủ sở hữu cao làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao nhận ít rủi ro hơn và lợi nhuận thấp hơn vì các ngân hàng này nhận thức được an toàn hơn. Lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận phù hợp với giả thuyết rủi ro lợi nhuận thông thường (Dietrich và Wanzenried, 2009). Thêm nữa, vốn chủ sở hữu được coi là nguồn kinh phí đắt hơn. Vì vậy, việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm tăng chi phí vốn trung bình do đó làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng (Angbazo, 1997).
28
Quan hệ tỷ lệ vốn và lợi nhuận còn được giải thích trong nghiên cứu Dietrich và Wanzenried (2011) tại Thụy Sĩ, tác giả đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng bởi ROA và ROE. Tác giả cho rằng vốn chủ sở hữu ngân hàng tốt nhận được nhiều lợi nhuận hơn trong mô hình lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Nhưng trong mô hình lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu có quan hệ nghịch biến. Điều này chỉ ra rằng thêm vốn chủ sở hữu làm giảm ROE của ngân hàng. Đây là một sự khác biệt kết quả so với biến ROA. Kết quả này có thể được thúc đẩy bởi thực tế là một số trong những ngân hàng lớn ở Thụy Sĩ với mục tiêu tối đa hóa hiệu quả cổ đông - giảm vốn chủ sở hữu của họ để tăng hiệu suất hoạt động của vốn ROE.
Giả thuyết H4: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM.
3.2.6 Rủi ro thanh khoản (LQ)
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Trong nghiên cứu này, rủi ro thanh khoản được đo lường bằng cách lấy khối lượng các tài sản của ngân hàng có thanh khoản thấp trừ đi khối lượng của tất cả các tài sản của ngân hàng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng và với chi phí thấp, để trang trải số tiền rút ngắn hạn có thể từ khối lượng của khoản nợ phải trả. Bên cạnh đó, rủi ro thanh khoản còn bao gồm số lượng cho vay liên ngân hàng, thị trường phái sinh và các
29
tài khoản ngoại bảng thông qua các cam kết cho vay không sử dụng. Tất cả những yếu tố trên được chuẩn hóa bằng tổng tài sản. Giá trị cuối cùng của biến rủi ro thanh khoản có thể là dương hay âm. Chỉ tiêu LQ càng cao thể hiện rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại. Công thức rủi ro thanh khoản dựa trên nghiên cứu Sufian và Habibullah (2009), Imbierowicz và Rauch (2014) như sau:
LQ = [(Tiền gửi của khách hàng + Cam kết cho vay chưa sử dụng) - (Tiền mặt và Tiền gửi tại các tổ chức khác + Chứng khoán kinh doanh + Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước + Thương phiếu+chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán + cho vay liên ngân hàng + Chứng khoán phái sinh ròng)]/Tổng tài sản.
Công tác quản trị rủi ro đối với mỗi ngân hàng tuy đã được để ý nhưng vẫn còn một khoảng thời gian để trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Do nhiều yếu tố khách quan chủ quan, sự mới mẻ về hệ thống cũng như chưa có kinh nghiệm quản lý và vận hành của nhà quản lý và nhân viên trong cả tư duy hiểu biết và nghiệp vụ thực tế, hoặc chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản cụ thể là một số NHTM muốn sử dụng triệt để phần vốn huy động được cho các hoạt động kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM.
Giả thuyết H5: Rủi ro thanh khoản tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM
3.2.7 Cấu trúc tài sản (LOTA)
Nghiên cứu tác giả Vong và Chan (2009) cho rằng tiền gửi và cho vay được coi là quan trọng nhất bảng cân đối kế toán bởi vì hai chỉ số này đại diện cho một dấu hiệu của hoạt động truyền thống của ngân hàng. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính
30
và dự kiến sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Cũng tìm thấy bằng chứng tương tự, Gul và các cộng sự (2011) cũng nêu ra với những điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi chuyển đổi thành các khoản vay nhiều hơn, ngân hàng hưởng thu nhập từ lãi cao hơn và thu được lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên nếu một ngân hàng có một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao dẫn đến tăng nguy cơ và chi phí hoạt động như các chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể làm giảm lợi nhuận. Phát hiện từ các nghiên cứu trên thế giới đưa ra kết luận cụ thể không giống nhau.
Các nghiên cứu khác như Abreu và Mendes (2000) cung cấp một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay và khả năng sinh lợi, các nghiên cứu của Bashir (2003) và Staikouras và Wood (2003) cho thấy một tỷ lệ cho vay cao hơn thực sự tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời. Tác động của các khoản cho vay đến khả năng sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô và thành phần của danh mục cho vay (Bashir, 2000; Fries và các cộng sự, 2002). Thông thường, các khoản cho vay tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng thông qua tiền lãi thu được (Rhoades và Rutz, 1982). Vì vậy, một danh mục cho vay lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng được cải thiện. Do đó, để kết luận rằng quy mô dư nợ của một ngân hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận của nó hoặc là tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào thành phần của các khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn.
Giả thuyết H6: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM.
3.2.8 Thu nhập ngoài lãi (NONINT)
Thu nhập ngoài lãi bao gồm các khoản thu nhập liên quan đến hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối và các hoạt động khác
31
của ngân hàng. Rõ ràng có thể thấy rằng thu nhập ngoài lãi và thu nhập lãi thuần là hai thành phần quan trọng đối với thu nhập sau thuế và lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập ngoài lãi tăng sẽ làm gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây như DeYoung và Roland (2001), Stiroh và Rumble (2006) cũng cho thấy tương quan dương giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, nếu lợi nhuận được đo lường bởi NIM thì sẽ có sự đánh đổi giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập lãi thuần trong cơ cấu thu nhập hoạt động của ngân hàng. Nói cách khác, khi thu nhập ngoài lãi tăng thì thu nhập lãi thuần sẽ tương đối giảm. Nhưng nhìn chung các nghiên cứu thực nghiệm đa số ủng hộ mối tương quan dương giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận.
Giả thuyết H7: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM.
3.2.9 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định, quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, các doanh nghiệp trong nền kinh tế đảm bảo khả năng mượn được vốn và hoàn trả vốn, như vậy hoạt động của ngân hàng cũng sẽ ổn định. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, các khu vực khác trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động, do đó cầu về vốn vay tăng làm cho khu vực ngân hàng dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng, nợ xấu trong ngân hàng cũng giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế tốt như vậy sẽ được nâng cao. Như vậy, trong hoàn cảnh này, vai trò làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của ngân hàng được phát huy tối đa. Trái lại, nhu cầu vốn vay giảm, nguy cơ nợ quá hạn tăng, nợ xấu cao khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn, khi đó hiệu quả hoạt động ngân hàng giảm mạnh.
32
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua sự gia tăng của GDP hoặc GNP thường là trong một năm. Nghiên cứu thực nghiệm Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Gul và các cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ sẽ gia tăng lợi nhuận của ngân hàng ở chính quốc gia đó. Dù vậy vẫn có nghiên cứu tìm ra bằng chứng ngược lại – thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận NHTM, như nghiên cứu của Ayadi và Boujelbene (2011).
Giả thuyết H8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM.
3.2.10 Lạm phát (INF)
Lạm phát tác động gián tiếp tới tăng trưởng cho vay thông qua lãi suất, từ đó tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Relation) cho rằng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua biểu thức:
(1 + Lãi suất danh nghĩa) = (1 + Lãi suất thực) * (1 + Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng)
Công thức gần đúng: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát.
Từ đó lạm phát sẽ tác động trực tiếp tới động cơ gửi tiền và đi vay của các chủ thể kinh tế, vì vậy sẽ tác động trực tiếp đến chi phí và thu nhập của ngân hàng, từ đó tác động đến lợi nhuận của NHTM.
Nghiên cứu Perry (1992) đã chỉ ra rằng mức lạm phát kỳ vọng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Theo đó, nếu trong trường hợp lạm phát đã được dự báo trước một cách tương đối chính xác, ngân hàng đã tính toán và thêm vào phần lạm phát trong lãi suất của ngân hàng, đảm bảo thu nhập lớn hơn chi phí, thì lạm phát sẽ tác động tích
33
cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Quan điểm trên đã được Molyneux, Thornton (1992), Gul và các cộng sự (2011), Sufian (2011) củng cố.
Ngược lại, trong trường hợp lãi suất cho vay được điều chỉnh chậm hơn tốc độ