CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
4.1. Tổng quan về các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam từ sau năm 2006
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Đây là một dấu mốc lịch sử của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói riêng. Sự kiện này đã mở ra nhiều cơ hội nhƣng cũng đi kèm với rất nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các ngân hàng thƣơng mại nói riêng
4.1.1. Những cơ hội cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Việc gia nhập WTO đã ra tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản l nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, gia nhập WTO cũng mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra biện pháp tăng cƣờng giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế.
Các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản l và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài.
Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc có nhiều ngân hàng nƣớc ngoài sẽ vào Việt Nam. Điều này yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị rủi ro, cải thiện chất lƣợng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nƣớc ngoài dự kiến sẽ áp dụng tại Việt Nam.
Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho việc mở cửa thị trƣờng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây sẽ là một cơ hội tốt để các ngân hàng thƣơng mại mở rộng các kinh doanh của mình với số lƣợng khách hàng gia tăng đáng kể.
4.1.2. Những khó khăn, thách thức của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
- Trong quá trình đàm phán và gia nhập WTO, Việt Nam đƣợc yêu cầu cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của nhà nƣớc khá mạnh trong một
số lĩnh vực nhƣ sản xuất kinh doanh nhiên liệu, phân bón, sắt, thép, xi măng, đƣờng, giấy, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu... Đây chính là những khách hàng quan trọng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn này. Thực tế cho thấy, một số hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại đã giảm đi so với trƣớc.
Sức ép, sự cạnh tranh khá lớn từ các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài. Việc Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trƣờng trong nƣớc và các ngân hàng nƣớc ngoài sẽ đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để vào thị trƣờng Việt Nam. Ngân hàng nƣớc ngoài với các công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến và nguồn lực tài chính dồi dào sẽ chiếm nhiều ƣu thế so với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Điều này đã buộc các ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn và đầu tƣ kỹ thuật, cải tiến phƣơng thức quản trị và hiện đại hóa hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng chịu tác động mạnh của thị trƣờng tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, đồng thời Việt Nam cũng phải thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết với quốc tế. Nhƣ vậy, việc cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn khi các ngân hàng nƣớc ngoài ngày càng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động trên thị trƣờng Việt Nam.
Ngoài ra cũng sẽ làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn chậm phát triển so với thế giới, đối khi còn chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế