Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 53)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.2.Phân tích thống kê mô tả

Đầu tiên, tác giả thực hiện thống kê mô tả các dữ liệu đã thu thập trong luận văn của mình. Việc thực hiện thống kê mô tả sẽ giúp tác giả có đƣợc cái nhìn toàn diện về dữ liệu, từ đó tác giả có thể sẽ phát hiện đƣợc những giá trị

quan sát ngoại lai trong mẫu dữ liệu. Kết quả thống kê mô tả đƣợc trình bày trong bảng 4.1 dƣới đây:

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình hồi quy

Biến ĐVT Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất ROA % 220 1,27 1,81 0,02 19,5 RGDP Ngàn tỷ đồng 220 2.370 547 1.630 3.260 INF % 220 8,508 6,449 0,630 23,118 M2 Ngàn tỷ đồng 220 3.830 2.140 1.090 7.770 R % 220 8,358 2,512 6,25 13,75 INDEX Điểm 220 571,12 178,50 417,43 1.017,47 ER Triệu USD 220 26.290,8 9.956,7 12.926,2 12.926,2

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata dựa trên số liệu tác giả tổng hợp.

Ghi chú: Các biến trong bảng kết quả lần lượt tương ứng như sau: ROA: Tỷ

suất sinh lời trên tổng tài sản – Biến phụ thuộc được sử dụng để đo lường cho

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại; RGDP: Tổng sản lượng

quốc nội thực – biến độc lập; INF: Tỷ lệ lạm phát – biến độc lập; M2: Tổng

qua đêm – biến độc lập; INDEX: Chỉ số thị trường chứng khoán – biến độc

lập; ER: Dự trữ ngoại hối – biến độc lập.

Kết quả thống kê mô tả giữa các biến số theo bảng 4.1 của 20 ngân hàng trong 11 năm (tƣơng ứng 220 quan sát) cho thấy:

Giá trị trung bình của biến phụ thuộc tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

(ROA) là 1,27%, giá trị nhỏ nhất là 0,02% trong khi giá trị lớn nhất là 19,5%. Độ

lệch chuẩn của ROA ở các ngân hàng là 1,81%. Điều này cho thấy, trung bình tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại trong mẫu khảo sát là 1,27%. Ngân hàng có ROA lớn nhất trong 1 năm là 19,5% (mã ngân hàng MBB trong năm 2008); ngân hàng có chỉ số ROA thấp nhất trong một năm là 0,02% (ngân hàng NVB trong các năm 2012, 2015 và 2016). Độ lệch chuẩn của chỉ tiêu này so với giá trị trung bình là 1,81%.

Giá trị trung bình của biến độc lập RGDP là 2.370 ngàn tỷ đồng, giá trị

nhỏ nhất là 1.630 ngàn tỷ đồng, giá trị lớn nhất là 3.260 ngàn tỷ đồng và độ lệch chuẩn là 547 ngàn tỷ. Điều này cho thấy trung bình giá trị GDP hàng năm của Việt Nam là 2.370 ngàn tỷ đồng. Năm 2007 là năm có GDP thấp nhất với giá trị khoảng 1.630 ngàn tỷ đồng, trong khi năm 2017 là năm có giá trị GDP cao nhất khoảng 3.260 ngàn tỷ đồng. Sai lệch trung bình của GDP so với giá trị trung bình là 547 ngàn tỷ đồng.

Giá trị trung bình của biến độc lập tỷ lệ lạm phát (INF) là khoảng 8,508%/ năm, giá trị nhỏ nhất là khoảng 0,63%/ năm, giá trị lớn nhất là khoảng 23,118%/ năm và độ lệch chuẩn là 6,449%. Điều này cho thấy trung bình tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam là 8,508%. Năm 2008 là năm có tỷ lệ lạm phát cao nhất với giá trị khoảng 23,118%, trong khi năm 2015 là năm có tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 0,63%. Sai lệch trung bình của tỷ lệ lạm phát so với giá trị trung bình là 6,449%/ năm.

Giá trị trung bình của biến độc lập cung tiền M2 (M2) là khoảng 3.830 ngàn tỷ đồng với giá trị nhỏ nhất của cung tiền là khoảng 1.090 ngàn tỷ đồng, trong khi giá trị lớn nhất là khoảng 7.770 ngàn tỷ đồng và độ lệch chuẩn là 2.140 ngàn tỷ đồng. Điều này cho thấy trung bình mức cung tiền M2 hàng năm của Việt Nam là 3.830 ngàn tỷ đồng. Năm 2017 là năm có mức cung tiền cao nhất với giá trị khoảng 7.770 ngàn tỷ đồng, trong khi năm 2008 là năm có giá trị cung tiền thấp nhất khoảng 1.090 ngày tỷ đồng.

Giá trị trung bình của biến độc lập lãi suất liên ngân hàng (R) là khoảng

8,358%/ năm, giá trị nhỏ nhất là khoảng 6,25%/ năm, giá trị lớn nhất là khoảng 13,75%/ năm và độ lệch chuẩn là 2,512%. Điều này cho thấy trung bình mức lãi suất các ngân hàng vay mƣợn tạm thời áp dụng cho nhau hàng năm của Việt Nam là 8,358%. Năm 2017 là năm có mức lãi suất thấp nhất với giá trị khoảng 6,25%; trong khi năm 2011 là năm có mức lãi suất cao nhất là 13,75%.

Giá trị trung bình hàng năm của biến độc lập chỉ số thị trường chứng

khoán (INDEX) là khoảng 571,12 điểm, giá trị nhỏ nhất là khoảng 417,43 điểm,

giá trị lớn nhất là khoảng 1.017,47 điểm, độ lệch chuẩn là 178,50 điểm. Điều này cho thấy trung bình chỉ số thị trƣờng chứng khoán của Việt Nam qua các năm là 571,12 điểm. Năm 2012 là năm có chỉ số chứng khoán trung bình thấp nhất là 417,43 điểm, trong khi năm 2007 là năm có số điểm cao nhất với giá trị khoảng 1.017,47 điểm.

Giá trị trung bình của biến độc lập dự trữ ngoại hối (ER) là khoảng 26,290 tỷ USD, giá trị nhỏ nhất là khoảng 12,926 tỷ USD, trong khi giá trị lớn nhất là khoảng 49,075 tỷ USD và độ lệch chuẩn là 7,368 tỷ USD ngày tỷ đồng. Điều này cho thấy trung bình mức dự trữ ngoại hối hàng năm của Việt Nam là 26,290 tỷ USD. Năm 2017 là năm có mức dự trữ ngoại hối cao nhất với giá trị khoảng 49,075 tỷ USD, trong khi năm 2010 là năm có mức dự trữ ngoại hối thấp nhất là 12,926 tỷ USD.

Sau khi thực hiện thống kê mô tả các chuỗi dữ liệu, tác giả sẽ tính tốc độ tăng trƣởng GDP thực, tốc độ tăng trƣởng cung tiền M2, tốc độ gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Ngoài ra, tác giả sẽ lấy logarithm chuỗi dữ liệu của chỉ số thị trƣờng chứng khoán. Việc lấy logarithm dữ liệu một mặt nhằm làm trơn (giảm tính biến động) chuỗi dữ liệu trong mô hình, mặt khác sẽ đồng nhất đơn vị (%) trong việc phát biểu nghĩa của biến số trong kết quả hồi quy mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 53)