CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
4.5. Thảo luận về các kết quả nghiên cứu
Từ kết quả của mô hình ở trên, tác giả nhận thấy có 04 nhân tố vĩ mô có tác động có nghĩa thống kê đối với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại, bao gồm tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ gia tăng cung tiền (M2), chỉ số thị trƣờng chứng khoán (INDEX) và tốc độ tăng trƣởng dự trữ ngoại hối. Cụ thể: Tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trƣởng cung tiền và chỉ số thị trƣờng chứng khoán có tác động dƣơng, trong khi tốc độ tăng trƣởng dự trữ ngoại hối có tác động âm đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại.
- Trong các kết quả trên, tỷ lệ lạm phát có tác động dƣơng đến ROA của các ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Qinhua Pan, Meiling Pan (2014), Y. Tan và C. Floros (2012). Theo Y. Tan và C. Floros, các ngân hàng sẽ điều chỉnh các mức lãi suất tiền gửi và cho vay khi lạm phát gia tăng. Về cơ bản, mức điều chỉnh lãi suất cho vay sẽ cao hơn tiền gửi nên lợi nhuận từ hoạt động cho vay sẽ cao hơn tƣơng đối so với chi phí sử dụng vốn tiền gửi. Do vậy, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng sẽ gia tăng. Lý giải này cũng khá hợp l đối với trƣờng hợp các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam khi chênh lệch
lãi suất cho vay và tiền gửi trong trƣờng hợp có sự điều chỉnh do lạm phát hầu nhƣ luôn mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng thƣơng mại.
- Tốc độ gia tăng cung tiền có tác động dƣơng đến ROA của các ngân hàng thƣơng mại. Kết quả này xảy ra theo đúng kỳ vọng l thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm của Qinhua Pan, Meiling Pan (2014). Điều này cho thấy việc mở rộng cung tiền sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng, là cơ sở để cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại.
- Chỉ số thị trƣờng chứng khoán có tác động dƣơng với ROA. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của H. Vu và D. Nahm (2013), Y. Tan và C. Floros (2012). Điều này cho thấy sự phát triển của thị trƣờng tài chính (thể hiện bằng việc tăng điểm của chỉ số thị trƣờng chứng khoán) sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.
- Dự trữ ngoại hối tác động âm tới ROA của các ngân hàng. Điều này cho thấy các chính sách dự trữ ngoại hối của nhà nƣớc sẽ ảnh hƣởng đáng kể tới hoạt động của các ngân hàng. Với đặc thù ở Việt Nam, các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc sẽ chịu nhiều tác động bởi quan điểm điều hành nền kinh tế của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc. Một chính sách gia tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua các quy định hành chính sẽ làm giảm lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI