Máy thay lốp xe là một thiết bị chuyên dụng, là một công cụ đắc lực cho những người kỹ thuật viên sửa chữa ô tô và kỹ thuật viên xe máy. Giúp hỗ trợ trong việc tháo lắp và thay thế các lốp xe ô tô, xe máy một dễ dàng hơn. Máy thay lốp xe là thiết bị không thể thiếu ở các gara ô tô, tiệm sửa xe máy, …
Hình 3.20: Tháo lốp cũ
Hình 3.22: Gắn lốp mới sau khi quét lốp vôi lên mặt trong lốp
Hình 3.24: Cân bằng mâm lại xong khi thay lốp mới
3.2.16. Máy láng đĩa
Trong quá trình vận hành phanh thắng luôn phải hoạt động tốt để giảm tốc độ hoặc dừng hẳn khi có chướng ngại vật. Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của hệ thống thắng phanh thì việc kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên là điều rất quan trọng.
Trong quá trình sử dụng, dưới sự tác động của việc phải đạp thắng thường xuyên, cộng với tác động từ môi trường bên ngoài, các tác động này sẽ gây cong vênh đĩa thắng, làm mặt má phanh bị gồ ghề, độ dày không đều nhau...Vì vậy, việc vớt láng mặt đĩa phanh là hết sức cần thiết và nhanh chóng, làm giảm tối đa chi phí thay mới toàn bộ hệ thống phanh cho khách hàng mà vẫn đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
3.2.17. Máy sạc ga
Hình 3.28: Máy sạc ga
Máy sạc ga tự động có nhiều chức năng như : nạp và hút môi chất làm lạnh vào hệ thống lạnh, kiểm tra rò rỉ trong hệ thống lạnh cũng như chức năng tự động thực hiện các tiến trình.
Cách sử dụng :
Bước 1: Nối 2 dây từ máy sạc ga lạnh tuần tự theo đường ống cao áp và thấp áp của hệ thống lạnh trên xe ( cao áp : màu đỏ ; thấp áp: màu xanh). Mở van khóa đường ống từ máy ga vào hệ thống lạnh.
Bước 2: Xác định các yêu cầu cần thực hiện và chọn chế độ trên máy sạc ga tự động.
Bước 3: Đợi cho máy thực hiện quá trình hút ga, hút chân không, nạp dầu và nạp ga một cách tự động và khi nghe thông báo kết thúc công việc, lại xem xét kết quả có đúng với yêu cầu hay chưa.
Hình 3.29: Máy sạc ga
3.2.18. Máy cân chỉnh góc bánh xe
Máy cân chỉnh độ chụm là thiết bị sửa chữa ô tô chuyên nghiệp có độ chính xác cao dùng để kiểm tra độ chụm bánh xe, tìm ra các thông số sai lệch của góc đặt bánh xe và giúp đo độ chụm bánh xe trở lại đúng chuẩn ban đầu của nhà sản xuất.
Trong quá trình vận hành độ mòn của các chi tiết cơ khí mà bánh xe sẽ chệch khỏi góc đặt tiêu chuẩn ban đầu. Bởi vậy cần kiểm tra góc đặt bánh xe thường xuyên. Theo các chuyên gia, chủ phương tiện nên căn chỉnh mỗi 10.000km hoặc 6 tháng một lần để tránh các hiện tượng : Nhao lái, lệch vô lăng, lốp mòn không đều, …
- Đầu tiên, các chuyên viên sẽ kiểm tra xe oto Toyota tổng quan. Sử dụng cầu nâng cắt kéo hoặc cầu nâng 4 trụ để nâng xe lên ở độ cao > 1,2m. Trong đó cầu nâng được trang bị đĩa kiểm tra góc lái.
- Kiểm tra áp suất. Bơm lốp xe đúng với áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Tùy từng loại xe mà có quy định áp suất chuẩn khác nhau. Nếu lốp quá mòn chỉ phải thay lốp mới để thuận tiện cho việc cân chỉnh góc đặt bánh xe.
- Dịch chuyển xe tiến lùi để hồi Rô-tuyn. - Gắn 4 tấm phản quang lên 4 bánh xe.
- Nhập các thông số của dòng xe Toyota lên thiết bị. Máy Hunter sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể hệ thống bao gồm: gầm, lái, treo, phanh, giảm chấn, và tình trạng lốp.
- Điều chỉnh vô lăng và các thao tác khác theo chỉ dẫn của thiết bị.
- Sau khi thực hiện đúng các bước, thiết bị Hunter sẽ tự động đưa ra kết quả. - Tiếp đến, KTV sẽ xem xét, điều chỉnh các góc đặt bánh xe, thước lái. Khi nào thiết bị hiển thị kết quả là góc lệch bằng 0 thì góc đặt bánh xe đã ở trạng thái cân bằng.
Hình 3.31: Gắn tấm phản quang lên bánh xe
Hình 3.33: Dùng cần lực chỉnh lại góc đặt theo đúng kết quả trên máy
3.2.19. Máy vệ sinh buồng đốt
Trong quá trình xe vận hành thì tại động cơ xe sẽ diễn ra quá trính đốt cháy nhiêu liệu (xăng dầu) trong xylanh. Để đốt nhiên liệu thì cần có khí oxy, nhưng do lượng oxy được nạp vào xilanh không đủ mức lý tưởng nên dẫn đến tình trạng là xăng dầu cháy không sạch tạo thành muộn than kèm theo đó là các khi độc như CO, HC.
Theo thời gian thì phần muội than này sẽ chuyển hóa thành dạng hạt mịn, cứng, bám dày và chặt vào xúp páp, đầu piston và thành xylanh, đầu kim phun.
Quá trình hoạt động nạp, nén, nổ, xả của động cơ, piston lên xuống trong xylanh kéo theo hạt carbon. Vì hạt carbon có độ cứng cao gây xước xylanh, đây chính là nguyên nhân làm cho động cơ yếu dần, động cơ bị ì, yếu hơi gây tiếng ồn lớn, quá trình tăng tốc, giảm tốc bị giật khục, chạy không đều và quá trình đốt cháy nhiên liệu ngày càng tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Vì vậy, việc làm sạch bụi carbon trong xylanh động cơ xe là việc cần làm thường xuyên và hết sức cần thiết. Mà phương án tốt nhất để làm sạch đó chính là sử dụng máy vệ sinh buồng đốt.
Công dụng của máy vệ sinh buồng đốt:
- Giúp tăng tuổi thọ động cơ, động cơ vận hành êm ái hơn - Giảm lượng khí thải độc hại CO2 ra môi trường
- Khôi phục trị số octan
- Giảm mài mòn cụm piston -xilanh – xupap
Hình 3.34: Máy vệ sinh buồng đốt
3.2.20. Máy vệ sinh giàn lạnh Toyota Air Care
Giàn lạnh điều hòa giúp lưu thông và đảm bảo mang tới luồng không khí trên xe được thoải mái, tránh ngột ngạt. Bên cạnh đó, không gian trên xe cũng khá nhỏ hẹp và không có quá nhiều chỗ trống. Vì vậy, điều hòa trên xe ảnh hưởng rất nhiều đến không khí và mùi trên xe. Cho nên các chủ xe nên thường xuyên vệ sinh và chăm sóc giàn lạnh điều hòa xe của mình.
Dịch vụ vệ sinh giàn lạnh điều hòa Toyota là công nghệ vệ sinh giàn lạnh điều hòa hoàn toàn mới, sử dụng công nghệ vệ sinh tự động hiện đại, cùng dung dịch làm sạch chính hãng và có thể kiểm tra hiệu quả làm sạch qua thiết bị chụp ảnh giàn lạnh chuyên dụng.
Giàn lạnh là một thành phần của cụm điều hòa, không khí sau khi đi qua giàn lạnh sẽ được làm mát và tỏa vào trong xe. Sau thời gian dài sử dụng, bụi bẩn và hơi ẩm tích tụ trên bề mặt giàn lạnh làm giảm hiệu quả làm mát của điều hòa, phát sinh nấm mốc và vi khuẩn có hại cho hô hấp của người sử dụng.
Hình 3.37: Cấm ống vào để vệ sinh dàn lạnh3.3. Công việc thực tập tại doanh nghiệp 3.3. Công việc thực tập tại doanh nghiệp
Khi thực tập ở công ty Toyota Lý Thường Kiệt, em được phân công vào tổ bảo dưỡng nhanh (EM). Tại đây em hiểu được quy trình làm việc cũng như các kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:
- Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm em được các anh phụ trách giao cho những công việc đơn giản như vệ sinh sạch sẽ chỗ làm việc, vệ sinh lọc gió động cơ, lọc máy lạnh, nhấp tắc kê, bơm hơi lốp xe.
- Khi bắt đầu quen việc hơn, em được giao cho làm bảo dưỡng cấp nhỏ các xe dưới sự giám sát của anh phụ trách. Công việc bao gồm bơm hơi lốp, đo độ cao hoa lốp, kiểm độ rơ rotuyn, xả nhớt, bơm nhớt, kiểm tra đèn, gạt mưa, công tắc cửa kính,…Sau khi làm xong anh phụ trách sẽ tổng kiểm tra lại lần cuối để xác nhận rồi giao xe.
- Dần sau một tháng làm việc em được làm bảo dưỡng cấp trung bình đến lớn. Đối với các cấp lớn hơn thì sẽ bao gồm thêm các việc như vệ sinh thắng đĩa, tăng bua, bơm mỡ trục các-đăng, xả và bơm nhớt vi sai, hộp số và thay thế một số bộ phận khác thi khách hàng yêu cầu dưới sự hướng dẫn và giám sát của anh phụ trách. Theo em, dịch vụ Bảo dưỡng Nhanh sẽ giúp quý khách hàng hài lòng hơn khi thời gian chờ xe giảm xuống còn 60 phút (Tính từ khi lệnh sửa chữa được ký cho đến lúc nhận lại xe) trong khi quy trình bảo dưỡng thông thường mất 150 phút.
Bảo Dưỡng Nhanh đưa ra sự thay đổi cho quy chuẩn dòng công việc. Khi khách hàng hẹn đặt chỗ qua điện thoại, trung tâm bảo dưỡng sẽ thu thập các thông tin chi tiết về khách hàng, về tình trạng xe và yêu cầu dịch vụ, qua đó xác định chính xác thời điểm hẹn đưa xe tới bảo hành hoặc tư vấn cho khách hàng thời điểm nào thích hợp. Tất cả được ghi rõ trên phiếu hẹn.
Dịch vụ Bảo Dưỡng Nhanh đòi hỏi khả năng cung cấp nhanh và chính xác các phụ tùng của trạm bảo dưỡng, rút ngắn thời gian giao tiếp của khách hàng. Để thực hiện được điều này, những thành viên của trạm bảo dưỡng từ cố vấn dịch vụ, đốc công, kỹ thuật viên, nhân viên phụ tùng, những nhân viên giấy tờ và văn phòng phải trải qua những đợt tập huấn kỹ lưỡng để có thể phối hợp với nhau.
3.3.1. Bảo dưỡng nhanh
Bước 1: Nhìn thông báo ở bảng check sheet để xem xe vào đúng cầu sau đó lên
phòng dịch vụ nhận lệnh sửa chữa chung để biết công việc cần làm và nắm lịch trình rõ ràng đồng thời sau khi nhận đúng xe vào cầu thì bấm bắt đầu để phòng dịch vụ nắm rõ tiến độ công việc để phân bố thời gian cho phù hợp.
Hình 3.39: Lệnh sửa chửa chung đưa xuống từ phòng dịch vụ
Bước 2: Sau khi bấm bắt đầu, cầm tờ lệnh sửa chữa chung để lên kho phụ tùng
nhận những vật tư cần trong quá trình bảo dưỡng.
Bước 3: Sau khi xe vào đúng vị trí cầu nâng thì đặt tay kích, kích xe chạm gầm kiểm tra độ nghiêng xe.
Hình 3.41: Đặt kích cao su để chuẩn bị lên cầu
Bước 4: Đề máy nổ kiểm tra đèn táp lô, xác nhận hoạt động của các đèn phía
trước và sau, phun nước rửa kính, cần gạt nước. Mở cốp, kiểm tra ti cốp sau, đai an toàn và nếu có lốp dự phòng thì kiểm tra bơm áp suất và đo hoa lốp. Kiểm tra công tắc lên kính, độ dơ bàn đạp phanh. Kiểm tra vô lăng, còi và phanh tay.
Hình 3.43: Kiểm tra đèn, gạt mưa phía trước
Bước 5: Mở nắp capo, phủ dè, mở nắp nhớt, rút que thăm nhớt. Lấy lọc gió động cơ và lọc lạnh đi vệ sinh. Kiểm tra lại độ thăng bằng xe đồng thời nhả phanh tay để chuẩn bị lên cầu.
Hình 3.45: phủ dè
Bước 6: Nâng cầu, xả nhớt và kiểm tra vành lốp, bơm áp suất lốp, đo độ cao hoa lốp để điền vào checksheet. Kiểm tra rò rỉ caliper, các đường ống dầu phanh và giảm xóc. Lắc bánh xe kiểm tra vòng bi, rotuyn xem có bị rơ không. Đối với bảo dưỡng các cấp từ trung bình – lớn ta sẽ thay lọc nhớt, lọc nhiên liệu,…
Hình 3.47: Xả nhớt cũ
Hình 3.51: Bơm áp suất lốp
Hình 3.53: Kiểm gầm, tra mỡ vòng bi
Bước 7: Sau khi kiểm tra tổng thể thì xác nhận xuống cầu. Trường hợp có vấn đề thì báo lên cho cố vấn để trao đổi với khách hàng để giải quyết.
Bước 8: Sau khi xuống cầu cân lực 4 bánh xe, đổ nhớt mới đúng theo yêu cầu
của lệnh. Gắn lại lọc gió động cơ và máy lạnh sau khi vệ sinh. Châm nước rửa kính, nước làm mát.
Hình 3.55: Cân lực 4 bánh xe bằng cần lực (nhấp tắc kê)
Hình 3.57: Gắn lọc gió động cơ sau khi vệ sinh xong
Bước 9: Gắn máy kiểm tra bình ắc quy đúng theo số hiệu. Vào xe nổ máy ở tốc
độ 1.500v/ph khoảng 10 giây và mở tất cả cửa kính. Kiểm tra độ lạnh, xác nhận ga điều hòa. Tắt máy, thăm nhớt xem nếu chưa đủ thì đổ thêm.
Hình 3.59: Thăm nhớt lại sau khi nổ máy
Bước 10: Kiểm tra, QC tổng thể lần cuối. Sau khi xác nhận OK, thì bấm kết thúc trên bảng checksheet và ghi checksheet rồi nộp lệnh lên cho phòng dịch vụ. Điều phối xe vào để đưa xe đi rửa hoặc giao cho khách hàng.
Hình 3.61: Bảng checksheet sau khi đã hoàn thành
3.3.2. Vệ sinh phanh
Công việc này nằm ở trong gói bảo dưỡng từ trung bình – lớn. Đối với cấp trung bình chỉ vệ sinh phanh đĩa. Còn cấp trung bình lớn – lớn thì sẽ bao gồm luôn thắng tăng bua và phanh đĩa.
Hệ thống phanh trên ô tô là một hệ thống quan trọng và đặc biệt không thể thiếu khi vận hành một chiếc xe ô tô. Để đảm bảo cho hệ thống phanh luôn hoạt động một cách tốt nhất và an toàn nhất, hệ thống phanh cần được bảo dưỡng thường xuyên để làm sạch các bụi do mài mòn má phanh và các di vật lọt vào khi vận hành. Ford khuyến cáo khách hàng nên vệ sinh phanh khi đến kỳ bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất và biết được mức độ mài mòn của má phanh.
Quy trình vệ sinh phanh đĩa:
Bước 1: Nâng cầu ngay vừa tầm để tháo bánh xe ra dễ dàng. Dùng súng bắn ốc để tháo ốc bánh xe ra rồi dùng xe dụng cụ riêng để đỡ bánh xe xuống.
Hình 3.65: Bánh xe được đỡ bằng xe dụng cụ riêng
Bước 2: Sau khi tháo bánh xe xuống, ta dùng vòng 14 để tháo ắc phanh rồi lấy bố phanh ra. Đối với các dòng xe như Toyota Fortuner, Hilux, Zace chỉ cần dùng cây vít để ép piston rồi lấy má phanh ra.
Hình 3.67: Sau khi dùng vòng 14 tháo ắc phanh ra
Bước 3: Sau khi lấy má phanh ra, ta dùng thước để đo bố. Nếu như bố còn quá thấp dưới 4mm thì báo ngay cho cố vấn để thông báo thay đổi với khách hàng. Sau đó, Ta lấy mặt bố thắng chà vào giấy nhám đến khi láng đều hết bề mặt. Dùng chai vệ sinh thắng chuyên dụng xịt lên bề mặt và dùng cây vít để lấy hết những cặn bẩn ở rãnh phanh. Cuối cùng là tra mỡ vào phần sau miếng bảo vệ phanh và càng phanh.
Hình 3.70: Chà má phanh với giấy nhám
Hình 3.72: Bôi mỡ vào mặt sau má phanh và càng phanh
Bước 4: Sau khi vệ sinh xong, gắn lại má phanh theo điều chiều của càng phanh.