Dùng chai vệ sinh thắng chuyên dụng xịt vào má phanh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HUTECH (Trang 84)

Hình 3.72: Bôi mỡ vào mặt sau má phanh và càng phanh

Bước 4: Sau khi vệ sinh xong, gắn lại má phanh theo điều chiều của càng phanh. Rồi dùng vòng 14 để siết ốc phanh lại vừa đủ rồi dùng cần lực để siết lại đúng lực.

Hình 3.73: KTV đang gắn lại má phanh cho đúng chiều

Hình 3.74: KTV siết ốc phanh lại và dùng cần lực siết lại

Hình 3.75: KTV đang gắn bánh xe lại

Hình 3.76: Dùng cần lực siết lại ốc bánh xe

Bước 1: Nâng cầu, dùng súng bắn ốc tháo bánh xe ra và dùng xe dụng cụ riêng để đỡ bánh xe xuống.

Bước 2: Dùng vít đóng và búa để tháo vít cố định trống phanh ( tăng bua ) rồi tháo trống phanh ra ngoài.

Hình 3.77: Tháo vít cố định trống phánh và lấy trống phanh ra ngoài.

Bước 3: Khi đã tháo trống phanh dùng thước đo độ mòn má phanh và ghi lại vào phiếu kiểm tra tình trạng xe. Sau đó dùng giấy nhám chà bề mặt trống phanh và má phanh để làm sạch bụi, cát, đất lọt vào, rồi dùng dung dịch vệ sinh phanh rửa sạch bề mặt trống phanh và má phanh.

Hình 3.79: Vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng

Hình 3.81: Trống phanh trước và sau khi vệ sinh

Bước 4: Sau khi vệ sinh, ta tiến hành tăng phanh tay khoảng từ bốn đến sáu răng tùy vào độ mòn của má phanh. Khi tăng phanh tay xong, ta tra mỡ các điểm gối đỡ rồi lắp lại trống phanh rồi dùng vít đóng và búa siết vít cố định trống phanh lại.

Hình 3.83: Tra mỡ các điểm gối đỡ

Bước 5: Kiểm tra rồi xuống cầu, dùng cần lực siết lại ốc bánh xe.

3.3.3. Đảo vỏ - cân bằng mâm

Quy trình cân bằng mâm:

Bước 1: Nâng cầu, kiểm tra bánh xe cần cân bằng. Lưu ý chọn 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau không chọn bánh trước hoặc bánh sau. Bánh xe được cân bằng phải tốt không được cán đinh, quá cũ, mòn gai, ăn lốp,…

Bước 2: Sau khi kiểm tra xong, đưa bánh đi cân bằng bằng máy chuyên dụng. Gắn bánh xe lên máy.

Hình 3.85: Gắn bánh xe lên máy cân bằng mâm

Bước 3: Sau khi gắn xong, ta bắt đầu bơm hơi lốp bằng ống bơm hơi từ máy và điều chỉnh đúng áp suất trên máy theo yêu cầu của mỗi xe. Sau đó, dùng thanh đo khoảng cách cặp chì trên mâm xe.

Hình 3. 86: Trước và sau khi bơm hơi lốp đúng theo tiêu chuẩn của máy

Hình 3. 88: Đo khoảng cách cặp chì trên mâm xe

Bước 4: Sau khi đo khoảng cách, cho bánh xe quay để xác định lượng chì thiếu hoặc dư để chỉnh sửa.

Hình 3. 90: Bảng hiện thị lượng chì cần phải gắn thêm ở phía trên mâm xe

Bước 5: Sau khi gắn chì mới, ta cho quay bánh xe nếu máy hiển thị OK hết thì mâm xe đã được cân bằng.

Hình 3.92: Kết quả cuối cùng khi mâm xe đã được cân bằng

Bước 6: Sau khi cân bằng xong, gắn bánh xe lên. Nếu ta cân bằng 2 bánh sau thì bánh trước phải sẽ đổi qua sau trái và trước trái sẽ đổi qua sau phải. Trường hợp cân bằng 2 bánh trước thì ngược lại. Nếu xe có 4 cầu chủ động thì ta phải bấm chỉ hết cả 4 bánh. Xong khi đảo xong các bánh xe, dung súng bắn ốc để gắn lại. Xuống cầu, dùng cần lực nhấp lại hết tất cả các bánh xe.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN4.1. Thực trạng hoạt động của công ty 4.1. Thực trạng hoạt động của công ty

4.1.1. Điểm mạnh

Vị trí thuận lợi, nằm ngay trung tâm thành phố.

Cơ sở vật chất hiện đại, không gian rộng rãi, đáp ứng đầy đủ từ: phòng dịch vụ, khoang sửa chữa – bảo dưỡng, khoang đồng sơn, kho phụ tùng, các phòng ban dịch vụ kinh doanh, nhân sự,…

Đội ngũ nhân viên, Kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu, có thể tự mình giải quyết các công việc một cách nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp.

Khoang sửa chữa chuyên sâu, trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại chuyên dùng và đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tay nghề cao nên hằng ngày có thể giải quyết hơn 100 lượt xe cho khách hàng về bảo dưỡng, sửa chửa và đồng sơn.

Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng để đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cho đại lý .

Liên kết hợp tác với nhiều đại lý, phụ tùng trong khu vực

4.1.2. Hạn chế

Một số trang thiết bị trong xưởng hiện đang xuống cấp và cần được cải thiện để duy trì năng suất lao động và độ an toàn khi lao động.

Cần áp dụng thêm những công nghệ, máy móc, dụng cụ mới cho khu vực thân xe và đồng sơn.

Đối với việc phát sinh và giải quyết phát sinh, thời gian diễn ra còn tốn thời gian do phải phụ thuộc vào bên thứ 3 là Điều phối – Quản đốc.

Vẫn còn tồn tại một vài thiếu sót trong quá trình kiểm tra trước khi giao trả xe cho khách dẫn đến sự phàn nàn, không đáng có.

4.2. Những điều học được sau khi thực tập

Quá trình thực tập tại Toyota Lý Thường Kiệt đối với em rất ý nghĩa và vô cùng quan trọng. Qua thời gian thực tập tại đây em đã làm quen được các anh kỹ thuật

viên lâu năm giàu kinh nghiệm và được các anh chỉ bảo nhiệt tình, và có cơ hội được trải nghiệm thực tế các những điều mà mình đã được học qua sách vở ở trường lớp. Những điều bản thân em đã học được sau quá trình thực tập 2 tháng ở đây:

- Hiểu được quy trình, tác phong làm việc của một công ty lớn - Cọ xát với thực tế, hiểu được áp lực trong công việc

- Áp dụng các lý thuyết đã học ở trường và tự tin hơn

- Biết thêm những kiến thức về sửa chữa cũng như mẹo làm việc

- Có thêm nhiều mối quan hệ và học tập trong môi trường chuyên nghiệp.

4.3. Kinh nghiệm bản thân

- Thực tế khác xa lý thuyết ở trường học, cần phải trau dồi kỹ năng bản thân để đáp ứng được công việc cũng như có thể tiến xe hơn trong tương lai.

- Cần nhiều kỹ năng mềm để tăng khả năng xử lí công việc, giao tiếp,…

- Áp lực. Áp lực là điều tất yếu phải trải qua. Khi đi học bản thân sẽ được tự do, thoải mái, thì trong môi trường công ty sẽ có rất nhiều luật lệ khác nhau phải tuân thủ, nhiều công việc khác nhau phải đảm nhận và hoàn thành, trong đó có cả những công việc không liên quan đến ngành của mình.Việc mắc sai sót và bị phê bình là điều khó tránh khỏi.

4.4. Góp ý rút kinh nghiệm

Sau khi thực tập em có những góp ý và một số kinh nghiệm cho các bạn thực tập sau:

- Trong thời gian học tập tại trường ta nên đi khảo sát và tham quan một số các hãng xe để không bở ngỡ và tập trung tìm hiểu sâu các dòng, loại xe của hãng mà mình chuẩn bị thực tập.

- Vì thời gian thực tập quá ít nên các bạn cũng như các em phải chủ động đặt những câu hỏi cũng như vấn đề cần thắc mắc khi thực tập để các anh kỹ thuật viên ở đây có thể giải đáp. Luôn chủ động trong mọi việc không nên quá thụ động chỉ biết đứng nhìn.

- Siêng năng, cần cù làm việc cẩn thận. Công việc nào chưa biết thì nên hỏi để mấy anh hướng dẫn làm. Đừng nên tự ý làm tránh gây ra những sự cố.

- Chấp hành nội quy của xưởng và cả công ty đề ra. Trường hợp muốn nghỉ thì phải xin phép đầy đủ và báo cáo với mấy anh tổ trưởng để phân công sắp xếp.

- Cẩn thận trong khi làm việc không cần phải nhanh mà chúng ta cần ở đây là sự chính xác và chuyên nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quản đốc Huỳnh Minh Thuế (2021), Quy trình chuẩn bảo dưỡng nhanh, Giáo trình Toyota Lý Thường Kiệt, TP.HCM.

[2] TS. Nguyễn Phụ Thượng Lưu (2017), Công nghệ chẩn đoán sửa chữa & kiểm định ô tô, Giáo trình Hutech, TP. HCM.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HUTECH (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w