Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố,

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự có đồng phạm (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh ninh bình) (Trang 31 - 35)

điều tra vụ án hình sự có đồng phạm

Nói đến VKSND, bên cạnh chức năng THQCT không thể không kể đến chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Đây là hai chức năng độc lập, có đối tượng, nội dung hoạt động khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đối tượng hoạt động THQCT hướng tới là tội phạm và người phạm tội làm sáng tỏ sự thật khách quan đã xảy ra nhằm mục đích buộc tội đối với người phạm tội. Khác với đối tượng của THQCT, đối tượng của việc kiểm sát hoạt động tư pháp đó là việc tuân theo pháp luật của những chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra VAHS khi thực hiện những hành vi và ra một số quyết định. Mối quan hệ này được thể hiện:

Thứ nhất, Viện kiểm sát phải kiểm tra chặt chẽ tính có căn cứ và tính

hợp pháp của các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được áp dụng áp dụng, hoạt động này chính là thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư

pháp. VKS chỉ quyết định phê chuẩn để thi hành khi xét thấy quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế có cơ sở, ngược lại nếu xét thấy quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế của CQĐT không có căn cứ và không hợp pháp, VKS sẽ quyết định không phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định tố tụng trái pháp luật của CQĐT, đồng thời yêu cầu CQĐT chấm dứt ngay các hoạt động tố tụng. Trong VAHS có đồng phạm thì mối quan hệ giữa 02 chức nay của VKS càng trở nên rõ nét. Việc sử dụng 02 chức năng của mình để quyết định việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng giúp việc giải quyết vụ án hiệu quả hơn. Áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp với từng người đồng phạm trong vụ án hình sự bảo đảm nguyen tắc tôn trọng quyền con người, quyền và lợi hợp pháp của cá nhân trong tố tụng hình sự.

Thứ hai, Việc thực hiện công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp làm cơ

sở, tiền đề cho hoạt động THQCT có hiệu quả, chính xác, nếu có sai sót, vi phạm trong việc thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra sẽ kéo theo sự vi phạm pháp luật của hoạt động THQCT. Tuy nhiên, trong giai đoạn khởi tố, điều tra khi hoạt động THQCT của VKS được thực hiện cũng sẽ làm tiền đề phát sinh hoạt động kiểm sát.

Thứ ba, THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp là hai chức năng của

VKSND được hiến pháp và pháp luật quy định, THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp đều do duy nhất một chủ thể thực hiện là VKSND mà người trực tiếp tiến hành là Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các cấp của VKS. Hoạt động THQCT và Kiểm sát hoạt động tư pháp đều được thực hiện theo nguyên tắc thủ trưởng chế - tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát mà người đứng đầu là viện trưởng. Trong VAHS có đồng phạm thì vai trò của người thủ trưởng càng trở nên rõ nét. Các VAHS có đồng mang tính chất phức tạp đòi hỏi người thủ trưởng, cụ thể ở đây là Viện

trưởng VKS cần sáng suốt đưa ra những đường lối, định hướng cụ thể cho KSV trực tiếp giải quyết vụ án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nghiên cứu dưới góc độ lý luận chuyên ngành, luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản để xây dựng khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố, vụ án hình sự có đồng phạm và khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự có đồng phạm, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự có đồng phạm. Đây là những vấn đề lý luận rất cơ bản mà trong khoa học pháp lý Việt Nam vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau.

Đặc biệt, luận văn đã đề cập và làm rõ một số đặc điểm của vụ án hình sự có đồng phạm, giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự có đồng phạm, hoạt động động thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự có đồng phạm. Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự có đồng phạm trong giai đoạn khởi tố, điều tra ở địa bàn toàn tỉnh. Và đây cũng là tiền đề quan trọng để đảm bảo hiệu quả cho việc THQCT trong các giai đoạn tiếp theo truy tố, xét xử.

CHƢƠNG 2

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA CÁC

VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự có đồng phạm (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh ninh bình) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)