trong giai đoạn khởi tố các vụ án hình sự
2.1.1. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm
Thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm có đồng phạm nói riêng cho thấy, hành vi phạm tội có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào và bất cứ ở đâu. Chính vì vậy, CQĐT và Viện kiểm sát không thể trực tiếp nắm bắt được tất cả các vụ việc có tính chất hình sự xảy ra mà phải thông qua các nguồn tin về tội phạm. Viện kiểm sát còn có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan Nhà nước chuyển đến. Do vậy, vai trò của Viện kiểm sát là rất quan trọng, là cơ quan đảm bảo việc tố giác của công dân, cơ quan, tổ chức được thực hiện đúng tuân theo quy định của pháp luật.
Hoạt động thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm trong vụ án có đồng phạm về cơ bản cũng giống với vụ án thông thường không có đồng phạm, tuy nhiên vì số lượng và tính chất phức tạp hơn những vụ án thông thường nên khi THQCT việc giải quyết nguồn tin về tội phạm trong vụ án có đồng phạm có một số điểm riêng biệt. Khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động theo quy định tại Điều 159 BLTTHS năm 2015 và bao gồm các hoạt động sau để thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn luật định:
2.1.1.1. Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
Việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người và quyền công dân của người bị bắt. Vì thế pháp luật tố tụng hình sự quy định những căn cứ nhất định để thực hiện biện pháp bắt người bị giữ. Đối với vụ án hình sự có đồng phạm xảy ra, căn cứ “người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm xét thấy cần
ngăn chặn ngay việc người đó trốn” thường được áp dụng phổ biến để giữ
người. Đặc thù vụ án hình sự có đồng phạm có nhiều cùng người cùng tham gia, vì thế sự chứng kiến của đồng phạm này sẽ trở thành căn cứ giữ người đối với đồng phạm kia và ngược lại.
Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc có dấu hiệu lạm dụng việc giữ người, Kiểm sát viên phải trực tiếp hỏi người bị giữ trước khi báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc phê chuẩn. Trong vụ án hình sự có đồng phạm, việc Kiểm sát viên trực tiếp hỏi người bị giữ là rất cần thiết, vừa để đảm bảo các căn cứ giữ người đồng thời nắm chắc nội dung vụ việc, vai loại vai trò, mức độ tham gia của từng người đồng phạm trong vụ án, làm tiền đề cho các hoạt động THQCT tiếp theo. Trường hợp VKS quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, CQĐT đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.
- Phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ.
Điều 117 BLTTHS quy định về việc tạm giữ. Theo đó, tạm giữ có thể áp dụng trong một số trường hợp như: đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết
định truy nã hoặc người bị bắt quả tang. Theo quy định tại Điều 118 BLTTHS, thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày. Sau 03 ngày nếu cần thiết phải tiếp tục tạm giữ thì CQĐT gia hạn quyết định tạm giữ và phải được VKS phê chuẩn. VKS chỉ gia hạn tạm giữ khi thấy có căn cứ và cần thiết, nếu thấy không cần thiết thì VKS không phê chuẩn, trường hợp này CQĐT phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Trường hợp VKS đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhưng không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ 2 thì VKS ra quyết định trả tự do và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi.
Trong các vụ án hình sự có đồng phạm, vì tính chất phức tạp và nhiều đối tượng tham gia hơn so với những vụ án hình sự thông thường, thời hạn tạm giữ chỉ trong 3 ngày vì thế việc gia hạn tạm giữ tương đối phổ biến để có thêm thời gian xác minh, điều tra. Viện kiểm sát cần nghiên cứu, theo dõi chặt chẽ hồ sơ vụ án để thực hiện đúng các quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến các quyền lợi của người bị tạm giữ.
- Phê chuẩn, không phê chuẩn một số hoạt động khác.
Một số hoạt động VKS phê chuẩn, không phê chuẩn có thể kể tới một số biện pháp như khám xét người, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức … Riêng đối với trường hợp khám xét khẩn cấp thì CQĐT vẫn tiến hành và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, CQĐT phải thông báo bằng văn bản cho VKS có thẩm quyền THQCT và kiểm sát điều tra. Các biện pháp ngăn chặn kể trên đều tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân của đối tượng bị áp dụng. Vì thế cần có sự phê chuẩn của VKS trước khi thi hành. Khi nghiên cứu hồ sơ, các kiểm sát viên, kiểm tra viên cần kiểm tra đầy đủ tính đúng đắn về thẩm quyền, căn cứ của các biện pháp ngăn chặn từ đó đề xuất tới lãnh đạo Viện
nhằm mục địch không làm oan, bỏ lọt người phạm tội.
2.1.1.2. Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Hủy bỏ quyết định tạm giữ
Việc hủy bỏ quyết định tạm giữ được quy định tại khoản 4 Điều 117 BLTTHS và Điều 16 Quy chế THQCT và KSĐT. Theo đó, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho VKS. VKS hủy bỏ quyết định tạm giữ của CQĐT khi xét thấy không cần thiết và không có căn cứ, trường hợp này người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Trong vụ án có đồng phạm, có thể tạm giữ đồng thời nhiều người đồng phạm. Tùy thuộc vào tính chất mức độ phạm tội, vai trò tham gia của từng người đồng phạm mà áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ đối với từng đối tượng khác nhau.
- Hủy bỏ quyết định khởi tố VAHS.
Theo quy định tại Điều 161 BLTTHS, Khi THQCT trong việc khởi tố VAHS, Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố VAHS. VKS kiểm sát tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố VAHS, khi thấy quyết định khởi tố VAHS không có căn cứ thì trao đổi với CQĐT hủy bỏ quyết định đó trước tự mình ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố VAHS trong trường hợp không thống nhất được và CQĐT không nhất trí.
- Hủy bỏ quyết định không khởi tố VAHS.
Tương tự như việc hủy bỏ quyết định khởi tố VAHS, đối với quyết định không khởi tố VAHS, khi xét thấy không có căn cứ ra quyết định, VKS trao đổi đề nghị với CQĐT trước khi tự mình ra quyết định hủy bỏ.
quyết định tố tụng khác trái pháp luật của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Chế định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 148 BLTTHS là điểm mới so với BLTTHS 2003. Theo đó căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin bao gồm: khi cơ quan có thẩm quyền đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, tương trợ từ pháp nhưng đang trong thời gian chờ chưa có kết quả và trường hợp chờ cơ quan, tổ chức cá nhân cung cấp đồ vật tài liệu chưa có kết quả. VKS hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ và ra quyết định khởi tố VAHS hoặc không khởi tố VAHS khi quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ.
Việc hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng tương tự việc hủy bỏ các quyết định nêu trên. Việc hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong công tác THQCT và kiểm sát việc ra các quyết định tố tụng, đảm bảo tính hợp pháp, có căn cứ của các quyết định tố tụng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2.1.1.3. Khi cần thiết, Viện kiểm sát đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết về nguồn tin về tội phạm thực hiện.
Trong vụ án có đồng phạm mang tính chất phức tạp, tinh vi xảo quyệt so với những vụ án thông thường. Việc VKS đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm là rất cần thiết để định hướng cho việc điều tra, xác minh. Bản yêu cầu, kiểm tra xác minh thể hiện ý chí, quan điểm của Kiểm sát viên trong quá trình kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, thể hiện năng lực, trình độ, bản lĩnh, nắm chắc hồ sơ vụ việc và bám sát tiến độ kiểm tra, xác minh của Kiểm sát viên trong việc yêu cầu thu thập chứng cứ, được lưu vào hồ sơ nguồn tin về tội phạm và hồ sơ kiểm sát. Bản yêu cầu kiểm tra,
xác minh chất lượng sẽ góp phần cho kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp, không để xảy ra oan, sai cho các giai đoạn tố tụng sau, góp phần tích cực cho Điều tra viên kiểm tra, xác minh đúng trọng tâm, đẩy nhanh được tiến độ giải quyết vụ việc. Yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 159 BLTTHS và tại Điều 41 quy chế THQCT và KSĐT. Về nguyên tắc, yêu cầu kiểm tra xác minh phải được thực hiện bằng hình thức văn bản. Tuy nhiên trong mối quan hệ phối hợp giữa Kiểm sát viên và điều tra viên một số yêu cầu kiểm tra xác minh có thể thực hiện bằng miệng thông qua việc trao đổi.
2.1.1.4. Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong các trường hợp Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
VKS giải trực tiếp giải quyết nguồn tin về tội phạm trong trường hợp có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, VKS đã trao đổi với CQĐT bằng văn bản nhưng không khắc phục hoặc trường hợp VKS phát hiện Cơ quan có thẩm quyền (CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) vi phạm nghiêm trọng, thực hiện không đúng trình tự thủ tục kiểm tra, xác minh pháp luật quy định làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng.
Việc quy định Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là một quy định mới, thể hiện chức năng, vai trò của Viện kiểm sát đối với giai đoạn tiếp nhận tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố. Khi trực tiếp giải quyết nguồn tin về tội phạm KSV cần chủ động, sáng tạo, thực hiện đúng các quy định pháp luật, quy chế của ngành, nghiên cứu tổng hợp đánh giá chứng cứ báo cáo lãnh đạo để có đường lối giải quyết vụ án đúng đắn.
2.1.1.5. Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Trong vụ án có đồng phạm, thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cũng giống như thủ tục trong vụ án thông thường, được quy định tại Điều 147 BLTTHS. Theo đó, thời hạn giải quyết tin báo, tố giác là 20 ngày, những trường hợp phức tạp thì thời hạn giải quyết tin báo không quá 2 tháng, thời hạn giải quyết tin báo, tố giác có thể gia hạn một lần không quá 2 tháng. Như vậy thời hạn tối đa giải quyết tin báo là 04 tháng. Thực tiễn THQCT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thấy rằng các VAHS có đồng phạm mang tính chất phức tạp, nhiều đồng phạm tham gia cư trú tại nhiều địa điểm khác nhau cần nhiều thời gian điều tra xác minh. Vì thế đa phần các tin báo, tố giác trong vụ án có đồng phạm đều cần thêm thời gian gia hạn để giải quyết.
2.1.1.6. Yêu cầu Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự hoặc trực tiếp quyết định khởi tố vụ án hình sự
Trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm thì Viện kiểm sát yêu cầu CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra ra quyết định KTVA.
Đối với kiến nghị khởi tố VAHS của các cơ quan tổ chức, sau khi nhận được kiến nghị khởi tố, Kiểm sát viên phải nghiên cứu, đánh giá các tài liệu chứng cứ có hay không có hành vi phạm tội để báo cáo lãnh đạo Viện. Nếu thấy có căn cứ thì báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện ra quyết định chuyển hồ sơ cho CQĐT và yêu cầu khởi tố VAHS. Nếu chưa có căn cứ thì báo cáo lãnh đạo viện làm thủ tục chuyển hồ sơ, tài liệu cho CQĐT tiếp tục kiểm tra, xác
minh thêm.
Ngoài việc yêu cầu CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố VAHS, Viện kiểm sát còn có thẩm quyền trực tiếp khởi tố VAHS khi thuộc một trong những trường hợp pháp luật quy định.
2.1.2. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự trong việc khởi tố vụ án hình sự
Về nguyên tắc, hoạt động THQCT trong việc khởi tố vụ án hình sự có đồng phạm cũng giống hoạt động THQCT trong việc khởi tố vụ án hình sự thông thường. Khi THQCT trong việc KTVAHS, Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 161 BLTTHS:
- Yêu cầu CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định KTVAHS khi khởi tố không đúng với hành vi hoặc bỏ lọt tội phạm. Quyền hạn này của Viện kiểm sát được cụ thể hóa tại Khoản 2 Điều 44 Quy chế THQCT và KSĐT. Sau khi trao đổi mà không thống nhất, CQĐT không nhất trí thì VKS tự mình ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố VAHS và gửi cho cơ quan đã ra quyết định.
- Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố VAHS, quyết định không khởi tố VAHS không có căn cứ và trái pháp luật. Cũng tương tự như việc yêu cầu thay đổi bổ sung, VKS cũng trao