Các quy định về nội dung kiểm soát hoạt động mua bán hàng

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế thông qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 33 - 43)

quốc tế thông qua cửa khẩu

2.1.2.1. Kiểm soát chủ thể mua bán hàng hóa quốc tế qua cửa khẩu

Theo Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 quy định về việc mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động mua bán của thương nhân được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Qua đó cho thấy, chủ thể bị kiểm soát trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế qua cửa khẩu là thương nhân thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế qua biên giới trên địa bàn hải quan. Thương nhân khi

thực thi các hoạt động về nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa qua biên giới được kiểm soát theo hai phương diện theo mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, nếu chủ thể thực hiện đúng các quy định sẽ tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng, thủ tục đơn giản... Về mặt tiêu cực, thương nhân nếu trong quá trình thực hiện lợi dụng sự bất cập của pháp luật hoặc vi phạm các quy định, quy tắc đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì có chế tài áp dụng điều chỉnh nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đ ng.

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thương nhân có trụ sở thương mại ở những nước khác nhau. Chủ thể bên Việt Nam là thương nhân được phép hoạt động thương mại theo quy định của Điều 6 Luật Thương mại năm 2005. Theo Điều 5 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại qua biên giới, thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thương nhân Việt Nam được phép xuất nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu theo qui định Điều 3 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài: Doanh nghiệp có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.

Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau: (i) Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân); trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành

nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. (ii) Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chính tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, kiểm soát chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế qua biên giới chính là kiểm soát tính hợp lý và hợp pháp của chủ thể thực hiện hoạt động mua bán theo các quy định ở trên. Kết quả của việc kiểm soát là xác định xem hàng hóa mua bán qua biên giới được thông quan hay bị giữ lại,…

Pháp luật hải quan Việt Nam cũng quy định về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp mua bán hàng hóa. Theo đó, khoản 1 Điều 42 Luật Hải quan năm 2014 quy định Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục; Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định; Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; Có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan; Thực hiện thanh toán qua ngân hàng; Có hệ thống kiểm soát nội bộ; Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hải quan năm 2014 khi đủ điều kiện được hưởng quyền được ưu tiên, các doanh nghiệp được:

- Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.

- Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.

- Được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế.

2.1.2.2. Kiểm soát về đối tượng của hoạt động mua bán hàng hóa

Theo như phân tích ở phần trên, đối tượng của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thông qua cửa khẩu là động sản (tất cả các loại hàng hóa được pháp luật cho phép giao lưu, mua bán, trao đổi qua biên giới). Ở Việt Nam, theo khoản 3 Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 các loại hàng hóa được mua bán thông qua biên giới phải nằm trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Theo đó:

* Kiểm soát tên hàng, mã số hàng hóa nhập khẩu. Pháp luật hải quan Việt

Nam đã quy định chi tiết, cụ thể nội dung kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa nhập khẩu thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa cũng như cách xử lý kết quả kiểm tra. Cụ thể, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định cụ thể các trường hợp kiểm tra. Theo đó:

- Trường hợp xác định người khai hải quan khai báo tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế rõ ràng, đầy đủ, không có sự sai lệch về tên hàng với các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan thì cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai về tên hàng, mã số hàng hóa và mức thuế của người khai hải quan;

- Trường hợp đủ căn cứ để xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định;

- Trường hợp phát hiện thông tin khai báo về tên hàng, mô tả hàng hóa chưa phù hợp với mã số hàng hóa, hoặc sai lệch giữa các thông tin trên chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên tờ khai hải quan nhưng chưa đủ căn cứ để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung tài liệu kỹ thuật hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc bản phân tích thành phần sản phẩm.

Ngoài ra, Điều 24 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC cũng quy định về kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa khi kiểm tra thực tế bao gồm kiểm tra nội dung khai và kiểm tra tính chính xác về tên hàng, mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các trường hợp xử lý sau kiểm tra.

* Kiểm soát số lượng, chất lượng và giá trị hải quan đối với hàng hóa. Điều

29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về kiểm soát số lượng chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:

- Cơ quan hải quan căn cứ vào nội dung khai hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp (nếu có) để xác định khối lượng, trọng lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan phải xác định chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để làm cơ sở áp dụng chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trừ việc kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về khối lượng, trọng lượng hàng hóa thì tiến hành trưng cầu giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan căn cứ vào kết luận của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định để quyết định việc thông quan.

Thông tư số 38/2015/TT-BTC cũng quy định: Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trị giá hải quan do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan để xác định các trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và các trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ. Đồng thời, quy định rõ xử lý

kết quả kiểm tra trong hai trường hợp này. Các quy định pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng hóa lưu thông trong hoạt động xuất nhập khẩu đã được luật hải quan và các văn bản pháp luật khác điều chỉnh. Việc đưa ra có vấn đề quan trọng, xác định các nội dung pháp luật về trị giá hải quan đã đáp ứng được các yêu cầu về quản lý đối với pháp luật thuế, chính sách mặt hàng và các quy định khác có liên quan. Đặc biệt, những sự điều chỉnh trên đã bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ và tương thích với hệ thống hải quan thế giới về trị giá hải quan.

* Kiểm soát xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều 27 Luật Hải quan năm

2014 quy định về việc xác định xuất xứ hàng hóa đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa; Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đối với hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên; Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

Thêm vào đó, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC cụ thể hóa quy định của Khoản 2 Điều 27 Luật Hải quan năm 2014, khi kiểm tra xuất xứ hàng hoá, cơ quan hải quan căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ, hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá, những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị

định số 19/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi của Bộ Công thương và các văn bản hướng dẫn có liên quan; Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan và các quy định về kiểm tra xuất xứ hàng nhập khẩu hoặc chữ ký, dấu trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với mẫu chữ ký, mẫu dấu lưu tại cơ quan hải quan, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình, cung cấp thêm tài liệu để chứng minh xuất xứ hàng hoá. Nếu nội dung giải trình và tài liệu cung cấp phù hợp thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ.

Trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở để xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp thì đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tính thuế theo mức thuế suất MFN (Most Favoured Nation) hoặc thuế suất thông thường. Khi làm thủ tục hải quan, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh và căn cứ vào kết quả xác minh để quyết định việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Như vậy, pháp luật hải quan hiện hành ở Việt Nam đã quy định khá chi tiết cụ thể về nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, pháp luật hải quan Việt Nam còn quy định xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, thời gian xác minh hàng hóa nhập khẩu, xử lý kết quả xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

Ngoài ra, khoản 26 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014 còn quy định việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu thông qua xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan.

Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế thông qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 33 - 43)