3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế thông qua cửa khẩu tại tỉnh Sơn La
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thông qua cửa khẩu mua bán hàng hóa quốc tế thông qua cửa khẩu
Thứ nhất, đối với các quy định về kiểm soát hải quan. Công tác quản lý hàng
hóa xuất - nhập khẩu, phương tiện vận tải qua biên giới có tính phức tạp cao do số lượng lớn, đa dạng về đối tượng, phạm vi rộng và liên tục về thời gian. Vì thế việc bổ sung, sửa đổi một số điều trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan tạo điều
kiện để năng cao hiệu quả và hiệu năng công tác quản lý hàng hóa xuất - nhập khẩu, phương tiện vận tải qua biên giới; khắc phục, hạn chế việc kê khai sai tên hàng hóa, mã hàng và xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Hoàn thiện và thiết lập hành lang pháp lý đối với một số hoạt động hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát như: thiết lập kênh thông tin danh mục tên hàng hóa cụ thể và hệ thống thông tin tên hàng liên thông với các cơ quan hải quan quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài để nắm bắt các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nhận diện và đưa vào danh mục các mặt hàng có nguy cơ gian lận về kê khai khi nhập khẩu, tăng cường biện pháp quản lý rủi ro đối với việc kiểm soát hành vi của doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, hàng nhập khẩu từ một số quốc gia có khả nghi vi phạm để đưa vào diện kiểm soát phòng ngừa hiệu quả.
- Thống nhất để thực hiện hiệu quả các quy định về áp mã hàng hóa theo quy định hiện hành Điều 28 Luật Hải quan năm 2014. Theo đó, cơ quan hải quan cần có hệ thống thông tin và công bố rộng rãi cho doanh nghiệp biết đến danh mục mã số hàng hóa để áp đúng đối tượng kiểm soát, hạn chế và xử lý hiệu quả đối với các trường hợp hàng hóa cùng loại nhưng hiểu về phương pháp áp thuế khác nhau. Theo đó, đồng bộ thông tin khi thực hiện pháp luật về mã hàng hóa đối với danh mục hàng nhập khẩu qua biên giới. Cập nhật các quy định về mã hàng phù hợp với biểu thuế áp thuế của Bộ tài chính đảm bảo thu thuế đủ, đúng đối tượng tạo niềm tin cho doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại công bằng.
- Chi tiết, cụ thể các quy định của hải quan về mã hàng hóa, quy định áp mã hàng hóa nhập khẩu qua biên giới. Tích hợp các thông tin hàng hóa và cập nhật danh mục hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo tính liên thông, liên tục khi doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu hàng hóa. Xác định những hàng hóa có trị giá nhập khẩu cao, doanh nghiệp nhập khẩu nhập khẩu hàng hóa có phù hợp với thông tin sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hay theo dõi những hàng hóa đang được hưởng các chính sách nhập khẩu như giảm thuế, miễn thuế, ưu đãi thuế để có biện pháp kiểm soát mã hàng hiệu quả trong thực tế. Xây dựng cơ sở dữ liệu và đề xuất nội luật hóa phù hợp các quy định về thông tin hải quan quốc tế, thực hiện nghiệp vụ, phối hợp
với các quốc gia có chung đường biên giới để có những biện pháp kiểm soát mã hàng hiệu quả.
- Tăng cường hệ thống chế tài đối với hành vi vi phạm về kê khai, làm giả hoặc các hành vi khác liên quan đến số lượng hàng xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến chính sách thu thuế của Nhà nước và thực hiện chức năng thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu. Tăng cường các chế tài về xử phạt các hành vi vi phạm đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thông qua cửa khẩu là cần thiết và cấp thiết.
- Nghiên cứu hợp nhất các văn bản pháp luật trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất nhập qua biên giới để tránh sự chồng chéo về quy định và nhiệm vụ thực tiễn. Cần thực hiện tốt vai trò kiểm tra chuyên ngành thuộc thẩm quyền theo Luật chất lượng sản phẩm. Theo đó, trong các văn bản pháp luật quy định về kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải được phân tích những tác động và hiệu quả từ các cơ quan có thẩm quyền về kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu; Tăng cường thiết lập hệ thống công nhận kết quả kiểm tra của các cơ quan có chứng năng. Về lâu dài, nên có hướng cho phép các doanh nghiệp tư nhân thực hiện kiểm định chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi xác định có dấu hiệu vi phạm. Quy định này thúc đẩy việc công bố kết quả giám định nhanh chóng, giảm tải công việc của cơ quan hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành, tạo sự minh bạch đối với việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.
- Quy định thống nhất về cách ghi xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định hành vi vi phạm và xử lý vi phạm đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thông qua cửa khẩu. Theo đó, một số quy định pháp luật hải quan về kiểm soát xuất xứ gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc xác định hành vi vi phạm và xử lý vi phạm hành chính cần được thống nhất theo hướng cụ thể rõ ràng. Xóa bỏ việc ghi không thống nhất giữa thông tin ghi bằng tiếng nước ngoài nhằm kiểm soát hiệu quả việc quản lý chính sách thuế, thống kê hải quan, đồng thời không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Thứ hai, đối với các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế kiểm soát biên giới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Một là, quy định rõ ràng, cụ thể trường hợp không có đơn đề nghị tạm dừng
làm thủ tục hải quan, nhưng khi làm thủ tục thông quan cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Cụ thể, cần có quy định về trách nhiệm pháp lý khi tạm dừng không đúng đối tượng, các chi phí phát sinh liên quan đến giám định, chi phí lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa…. đối với lô hàng tạm dừng làm thủ tục do cơ quan hải quan tự quyết định. Hoặc trong trường hợp, khi tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan để xác định được lô hàng nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng tổ chức nhập khẩu giải thể, bỏ trốn không chịu trách nhiệm. Cơ quan hải quan đã tiến hành các thủ tục xử lý lô hàng theo quy định nhưng chi phí thu về từ việc xử lý lô hàng không đủ để thanh toán các chi phí phát sinh thì sẽ dùng nguồn kinh phí nào để chi trả.
Hai là, quy định vai trò của hải quan đối với các trường hợp khi thực hiện
nhiệm vụ hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thông qua cửa khẩu mà chưa có đơn theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Luật Hải quan năm 2014. Theo đó, luật hải quan nên quy định cơ quan hải quan hoặc cơ quan kiểm soát hàng hóa nhập khẩu cũng có thẩm quyền tự thực hiện vai trò kiểm soát đối với những hàng hóa có dấu hiệu vi phạm đối với thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng, cần quy định những yêu cầu, thủ tục, hay phạm vi đối với những trường hợp nghi ngờ vi phạm mà chưa có đơn của chủ thể quyền này để minh bạch và tạo thông thoáng cho quá trình thông quan.
Ba là, pháp luật hải quan nên quy định bắt buộc tất cả các doanh nghiệp kê
khai và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa do mình sản xuất. Đồng thời, với đề xuất trên, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các quy định để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hàng hóa doanh nghiệp nhập khẩu là yêu cầu nhiệm vụ luật định của cơ quan hải quan.