Sự cần thiết của hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hoạt động mua

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế thông qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 68 - 69)

bán hàng hóa quốc tế thông qua cửa khẩu

Có thể kh ng định, kiểm soát hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế qua cửa khẩu tại tỉnh Sơn La hiện nay nói riêng, qua biên giới Việt Nam - Lào nói chung đã có những sự phát triển từ chính sách, thể chế, pháp luật và thực hiện pháp luật. Hệ thống các quy định đồng bộ có tính định hướng thiết thực đã tạo đà cho sự phát triển của ngành hải quan và các lực lượng có thẩm quyền khi thực thi vai trò gác cổng kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, thực tiễn này đã đặt ra một số vấn đề cho việc hoàn thiện pháp luật hải quan đối với kiểm soát hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới cũng như nâng cao hiệu quả kiểm soát trong thời gian tới.

Thứ nhất, kinh tế - xã hội của Việt Nam tiếp tục đà phục hồi, nhưng vẫn chịu

tác động mạnh mẽ từ những bất ổn, phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Trước tình hình trên, dự báo hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại, hàng giả sẽ tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Nhằm tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các cơ quan chức năng, các địa phương về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, việc thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật hải quan là vô cùng cần thiết.

Thứ hai, pháp luật về kiểm soát hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế qua

biên giới theo pháp luật hải quan ở Việt Nam còn tồn tại cục bộ, rời rạc và chưa đồng bộ. Vì thế, thực hiện chính sách, pháp luật về kiểm soát các hoạt động này cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể, xây dựng hệ thống kiểm soát đồng bộ, tương thích và hạn chế sự rườm rà thủ tục, kéo dài thời gian kiểm soát, tác động đến thời gian thông quan hàng hóa. Đối với mỗi phương thức kiểm soát cần đơn giản, hiệu quả,

thiết thực và chặt chẽ. Khuyến cáo tăng cường đổi mới mô hình quản lý, thiết lập hệ thống giám sát hải quan điện tử; thực hiện công đoạn thực hiện từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa sang kiểm tra bằng phương thức quản lý rủi ro; thực hiện tích hợp thông tin và liên thông hệ thống thông tin giữa các đơn vị quản lý, kiểm soát và doanh nghiệp và cơ quan hải quan nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia có chung đường biên giới hoặc hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia mà lượng nhập khẩu theo thống kê lớn.

Thứ ba, vấn đề tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập

khẩu hiện nay không cao. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập; nhiều cơ chế, chính sách cũng như quy trình, quy định đang trong quá trình hoàn thiện, các đối tượng núp dưới danh nghĩa doanh nghiệp lợi dụng để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và thực hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan. Bên cạnh các vi phạm có tính chất truyền thống như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, trốn thuế... thì trong những năm gần đây, do bối cảnh hội nhập quốc tế, hàng loạt các vi phạm phi truyền thống cũng xuất hiện và có chiều hướng gia tăng, điển hình như nhập khẩu rác thải độc hại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, rửa tiền... Phương thức, thủ đoạn thực hiện vi phạm ngày càng tinh vi. Đặc biệt là tình trạng tội phạm có tổ chức, liên quốc gia có xu hướng gia tăng, gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc kiểm soát hàng hóa qua biên giới.

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế thông qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 68 - 69)