Cơ sở và yêu cầu về thực tiễn

Một phần của tài liệu Giám định tư pháp trong tố tụng dân sự (Trang 67 - 68)

2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Cơ sở và yêu cầu về thực tiễn

Thực hiện nhiệm vụ triển khai, thi hành Luật giám định tƣ pháp, trong thời gian qua, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã tích cực, tập trung vào việc xây dựng văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật giám định tƣ pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. Tính đến nay, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật giám định tƣ pháp lên tới 40 văn bản (của Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành), cụ thể gồm: 02 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, 07 Thông tƣ của Bộ Tài chính, 05 Thông tƣ của Bộ Công an, 07 Thông tƣ của Bộ Y tế; 02 Thông tƣ của Bộ Thông tin và Truyền thông, 02 Thông tƣ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 02 Thông tƣ của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 02 Thông tƣ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, mỗi cơ quan ban hành 01 Thông tƣ; Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành 01 Quyết định, 01 Thông tƣ liên tịch giữa Viện kiểm sát tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tƣ pháp, 01 Quy chế phối hợp liên ngành giữa Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc

61

phòng, Viện kiểm sát tối cao, Tòa án nhân dân tối cao . Các văn bản pháp luật nêu trên đã hƣớng dẫn cụ thể về: Tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên, lập danh sách tổ chức, ngƣời giám định tƣ pháp theo vụ việc ở các lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, xây dựng, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thông tin và truyền thông, tài nguyên và môi trƣờng, giao thông vận tải, khoa học và công nghệ; về phí/chi phí giám định tƣ pháp và chế độ, chính sách đối với ngƣời làm giám định tƣ pháp (chế độ bồi dƣỡng giám định tƣ pháp; phụ cấp trách nhiệm giám định...), quy trình giám định chuẩn (lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự)... tạo điều kiện cho tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nƣớc về giám định tƣ pháp ở nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đó, trong thời vừa qua, thực tiễn công tác giám định trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc, làm hạn chế hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự. Vì vậy cần thiết phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định tƣ pháp trong tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Giám định tư pháp trong tố tụng dân sự (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)