Số liệu cơ bản về hệ thống công đoàn Việt Nam, năm 2018

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần hiến pháp năm 2013 (Trang 96 - 99)

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở 1.593

Liên đoàn Lao động quận/huyện 706

Công đoàn Khu công nghiệp 44

Công đoàn ngành địa Phương 369 Công đoàn Tổng Công ty, tập đoàn, Bộ ngành 228

CĐCS 126.878 Nhà nước 59.28% Ngoài nhà nước 40.72% Số lƣợng đoàn viên 10.300.446 Nhà nước 3.098.669 Ngoài nhà nước 7.201.777 Cán bộ công đoàn 256.987 Cán bộ chuyên trách 8.966 Cán bộ không chuyên trách 248.021

Nguồn: Ban QHLĐ, Tổng LĐLĐVN (tính đến 31/12/2018) [ 9]

-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là “tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, NSDLĐ và các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ, hỗ trợ các doanh nghiệp và NSDLĐ; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi”[165]. Để thực hiện chức năng đại diện cho NSDLĐ, năm 1997, VCCI thành lập Văn phòng Giới sử dụng lao động làm đầu mối để triển khai các hoạt động dành cho người sử dụng lao động, đại diện để bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy các hoạt động của Giới sử dụng lao động, với mục tiêu xây dựng QHLĐ tiến bộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù có chức năng đại diện cho NSDLĐ ở Việt Nam, VCCI mới chỉ được điều chỉnh bằng văn bản dưới luật (Nghị định Chính phủ), trong khi nó đã và đang tham gia vào cơ chế ba bên, cùng với các cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào các hoạt động xây dựng chính sách đối với người sử dụng lao động và cộng đồng doanh nghiệp, làm cầu nối phản ánh ý kiến của giới sử dụng lao động đến Chính phủ nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam.

Nhìn chung, nội dung hoạt động của VCCI trong các lĩnh vực khá phong phú, đa dạng, song địa bàn hoạt động vẫn còn hẹp, chỉ mới đang mở rộng dần hoạt động trong cả nước (xem thêm Bảng 3.2). VCCI trong nhiều năm qua đang hỗ trợ thí điểm mô hình Hội đồng NSDLĐ ở cấp tỉnh nhưng hiện vẫn chưa đánh giá toàn diện hiệu quả của mô hình hoạt động này. Chính vì vậy, trong thực tế VCCI chưa thực hiện được vai trò đại diện cho NSDLĐ trong đối thoại, thương lượng với tổ chức công đoàn đại diện người lao động để tham vấn, ký kết TƯLĐTT, hòa giải, giải quyết TCLĐ và đình công; có hoạt động của VCCI còn chồng chéo với chức năng của cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức công đoàn. Ngoài ra, do tính chất là tổ chức tự nguyện nên VCCI hoạt động chưa thường xuyên, thiếu kinh phí, thiếu nhân sự, thiếu chuyên gia tư vấn hiểu biết sâu về QHLĐ. Trong QHLĐ, trừ cấp doanh

doanh nghiệp còn mờ nhạt, chưa được thừa nhận vai trò đại diện NSDLĐ trong QHLĐ, quy mô, năng lực và phạm vi hoạt động của Văn phòng Giới sử dụng lao động còn rất khiêm tốn so với yêu cầu vận hành của thực tiễn QHLĐ ở Việt Nam [88, tr.65].

Xét về hệ thống thiết chế thực thi pháp luật, hiện nay chưa có sự thống nhất trong việc xác định thành phần của bên tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia vào các cơ chế, thiết chế ba bên để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NSDLĐ. Trong từng tổ chức đại diện NSDLĐ, sự kết nối giữa các thành viên cũng chưa thực sự chặt chẽ, chưa tập hợp, phản ánh đầy đủ nguyện vọng của các thành viên, dẫn tới một số nội dung tham gia trong các cơ chế, thiết chế ba bên chưa thực sự nhận được sự đồng thuận cao của một số hiệp hội doanh nghiệp, nhất là các hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vai trò hỗ trợ của tổ chức đại diện NSDLĐ đối với các doanh nghiệp thành viên còn hạn chế, chủ yếu tập trung hỗ trợ đầu tư, phát triển thị trường, chưa thực sự đi sâu hỗ trợ phát triển QHLĐ. Hiện nay, VCCI chỉ có hai Văn phòng Giới sử dụng lao động trên tổng số 9 chi nhánh trên toàn quốc, phụ trách trực tiếp các vấn đề liên quan đến QHLĐ. Theo báo cáo hàng năm của VCCI, các hỗ trợ QHLĐ hiện nay chủ yếu là tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, ít có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT để giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên. Điều này được lý giải là do nguồn lực dành cho các hoạt động hỗ trợ phát triển QHLĐ có hạn và đội ngũ cán bộ làm công tác QHLĐ trong các tổ chức đại diện còn thiếu, chưa đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ.

VCCI đang có kế hoạch đổi tên tiếng Việt thành “Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” với mục đích trở thành Trung tâm quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp và giới chủ sử dụng lao động Việt Nam. Bước đầu, hồ sơ đổi tên trên đã nhận được sự đồng thuận cao của nhiều tổ chức và doanh nghiệp thành viên VCCI. Dự kiến, VCCI sẽ chính thức đưa ra Đại hội toàn quốc để tham vấn, thảo luận sâu hơn vấn đề này và khi được chấp thuận sẽ thông qua tại Đại hội toàn quốc. Kỳ vọng lớn nhất qua bước chuyển có tính lịch sử này là chức năng đại diện của giới chủ sử dụng lao động

trong QHLĐ sẽ được đầu tư mạnh hơn về cả nguồn nhân lực và vật lực ở tất cả 09 chi nhánh của VCCI và quá trình tự do liên kết giữa NSDLĐ, các hiệp hội ngành, nghề thành viên và VCCI sẽ nâng lên một bước phát triển mới về chất, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa nhanh ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần hiến pháp năm 2013 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)