Quan điểm hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động theo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần hiến pháp năm 2013 (Trang 137 - 142)

hƣớng hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần Hiến pháp năm 2013

Để hoàn thiện pháp luật về QHLĐ ở Việt Nam hiện nay theo hướng hài hòa, tiến bộ và ổn định mà đã được khẳng định trong Hiến pháp 2013, cần quán triệt một số quan điểm như sau:

4.2.1. Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động phải phù hợp và nhằm thực thi Hiến pháp năm 2013:

Như đã đề cập, Điều 57 Hiến pháp năm 2013 khẳng định việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ, đồng thời bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Đây cũng là yêu cầu thiết yếu xuất phát từ thực tiễn khách quan. Yêu cầu này đòi hỏi việc cải cách hệ thống pháp luật điều chỉnh QHLĐ phải đồng thời đáp ứng cả hai mục tiêu đó là:

Thứ nhất, xét về hệ thống thiết chế QHLĐ, bảo vệ NLĐ: Mục tiêu này thể hiện quan điểm ''vì con người, do con người” - là định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước Việt Nam, vừa là nhiệm vụ của bất kỳ hệ thống pháp luật nào trong cơ chế thị trường. Mục tiêu này đòi hỏi việc bảo vệ NLĐ thông qua việc tạo sự bình đẳng về mặt pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ, đồng thời có các biện pháp che chắn về mặt xã hội cho NLĐ trong những trường hợp cần thiết, đặc biệt là các trường hợp

Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ: Đây là lực lượng xã hội quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội; là những người bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội. NSDLĐ có thể là Nhà nước, là tư nhân, là người nước ngoài. Chỉ khi bảo vệ hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ mới đảm bảo nền kinh tế duy trì và phát triển, tạo sự ổn định và hài hoà trong QHLĐ.

Thứ ba, xét về hệ thống thực thi pháp luật, đảm bảo các điều kiện cần và đủ về mặt khuôn khổ pháp lý, năng lực tổ chức thực hiện và môi trường phát triển thuận lợi cho tất cả các chủ thể tham gia nhằm xây dựng QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định giúp đất nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế thành công và đưa đất nước không chỉ thoát khỏi ”bẫy thu nhập trung bình” trong ngắn hạn mà còn tạo tiền đề trung hạn phát triển thành một ”quốc gia có công nghiệp hiện đại thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình cao” đến năm 2030 và ”trở thành nước phát triển, có thu nhập cao” vào năm 2045.

4.2.2 Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động phải phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế:

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, tiêu chuẩn lao động quốc tế đóng vai trò là nền tảng pháp lý tạo điều kiện cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định, đem lại lợi ích cho tất cả chủ thể tham gia QHLĐ nói riêng và mọi người dân nói chung. Các tiêu chuẩn lao động quốc tế được ILO phát triển qua nhiều thập kỷ, hiện đã tạo ra một hệ thống công cụ pháp lý toàn cầu chứa đựng các nguyên tắc cơ bản và các quyền trong lao động, được hỗ trợ bởi một hệ thống giám sát giúp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn ở từng quốc gia thành viên. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn lao động quốc tế hiện cũng là cấu phần quan trọng trong chiến lược quản trị quá trình toàn cầu hóa, thúc đẩy phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo quyền và lợi ích cho tất cả các chủ thể của QHLĐ khi tham gia thị trường lao động. Từ góc độ lý thuyết tiếp cân dựa trên quyền con người, tất cả các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế nói chung, tiêu chuẩn lao động quốc tế nói riêng, đều phải được lồng ghép vào việc xây dựng và thực thi chính sách,

pháp luật có liên quan của quốc gia, trong đó bao gồm chính sách, pháp luật về QHLĐ.

Trước nay ở nước ta, các nhà xây dựng chính sách lao động có nghiên cứu, tham chiếu nhiều tiêu chuẩn lao động và thông lệ quốc tế trong quá trình khởi đầu, phác thảo ban đầu có tham vấn các chuyên gia ILO. Tuy nhiên, đến giai đoạn quyết định nhiều chính sách lớn thì lại viện lý do, điều kiện trong nước còn nhiều khó khăn, thiếu nguồn lực khó thực hiện nên không tiếp thu đầy đủ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Chính vì vậy, như đã phân tích ở Chương 3, pháp luật điều chỉnh QHLĐ ở Việt Nam vẫn còn có một số khoảng cách so với các tiêu chuẩn và cách tiếp cận chung của cộng đồng quốc tế mà đòi hỏi cần khoả lấp trong thời gian tới, cụ thể đó là:

Thứ nhất, xét về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, pháp luật phải tạo nên hành lang pháp lý đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các chủ thể tham gia QHLĐ nhằm xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền của NLĐ và NSDLĐ trên nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Đây là đặc điểm chủ chốt đảm bảo cho pháp luật về QHLĐ có tính chất hài hòa, tiến bộ và ổn định. Đặc điểm này là nền tảng pháp lý giúp các bên thực thi quyền thỏa thuận về tất cả các nội dung trong suốt quá trình đàm phán, thăm dò, thương lượng để đạt được kết quả có lợi cho các bên (win-win approach). Chỉ khi các bên tham gia đàm phán, thương lượng “thực chất”, có hiệu quả thì kết quả của quá trình này với sự ra đời của HĐLĐ (trong QHLĐ cá nhân) và TƯLĐTT (trong QHLĐ tập thể) mới có nội dung thực chất, có lợi cho cả NLĐ và NSDLĐ. Đây cũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính khả thi, tính thực tế của thỏa thuận nêu trên.

Thứ hai, từ lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực của Stone, Blyton & Turnbull và Guest, trong đó nhấn mạnh cách tiếp cận hợp tác giữa các chủ thể liên quan để cùng giải quyết các vấn đề đặt ra trong quan hệ tương tác, pháp luật lao động phải thiết lập khuôn khổ pháp lý đảm bảo sự tham gia đầy đủ của tổ chức đại diện NLĐ

chủ thể trong QHLĐ được ghi nhận và tôn trọng trong suốt tiến trình đàm phán, thương lượng và quyết định quan trọng liên quan đến họ. Sự tham gia của các tổ chức đại diện NLĐ, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện NSDLĐ là yêu cầu tất yếu giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch của tiến trình vận hành các bước trong QHLĐ [85], [86].

Thứ ba, pháp luật phải là công cụ pháp lý hạn chế tối đa mức độ can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước vào quyền tự do thỏa thuận, thương lượng giữa các chủ thể tham gia QHLĐ. Điều này đòi hỏi phải có những quy định về QHLĐ được xác lập một cách hợp lý, công khai, minh bạch và nhất quán, và đủ để giúp các bên tham gia QHLĐ hoạt động theo đúng những nguyên tắc của kinh tế thị trường, loại trừ và tránh khả năng tùy tiện, lạm quyền, đảm bảo cho các quyền của NLĐ và NSDLĐ được tôn trọng và được thực thi trong thực tế.

4.2.3. Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động phải phù hợp với các tiêu chuẩn thương mại quốc tế:

Cũng như đã phân tích ở Chương 3, đối chiếu với những yêu cầu từ các cam kết quốc tế, đặc biệt là việc tham gia các FTA thế hệ mới, một số quy định pháp luật của Việt Nam về QHLĐ còn chưa phù hợp, chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế thị trường và chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập thương mại quốc tế. Ví dụ như các quy định về TLTT, giải quyết TCLĐ và đình công, về sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Những bất cập nêu trên cần được giải quyết để thực thi các tiêu chuẩn thương mại quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. Theo hướng này, hiện tại, Nhà nước Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 105 của ILO về loại bỏ lao động cưỡng bức (đây là một trong hai Công ước cơ bản của ILO còn lại Việt Nam chưa phê chuẩn) để đáp ứng các yêu cầu của CPTPP và của Hiệp định FTA Việt Nam- Liên Minh Châu Âu (EV-FTA).

Từ góc độ của lý thuyết lựa chọn chiến lược mà Kochan, Katz và McKersie đề xướng, những biến đổi trong QHLĐ hiện đại đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết mới mà khác so với cách làm theo truyền thống trước đây [131, tr.245-

250]. Sự khác biệt đó bao gồm nhiều yếu tố, trong đó bao gồm việc tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong các FTA thế hệ mới.

Về vấn đề trên, theo cam kết trong Hiệp định CPTPP, Việt Nam có được thời gian chuẩn bị là 05 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, với Việt Nam đó là ngày 14/01/2019. Khoảng 07 năm kể từ khi ký Hiệp định để đến khi đó sẽ cho phép các tổ chức đại diện của NLĐ ở cấp cơ sở doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc cùng nhau thành lập tổ chức của NLĐ ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định một cách công khai, minh bạch. Tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức đại diện của NLĐ cũng phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO. Do vậy, thời gian này chính là thời gian chuẩn bị để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật (liên quan đến QHLĐ) và tổ chức bộ máy quản lý để bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho NLĐ.

4.2.4 Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định cần bảo đảm giải quyết những vấn đề đặt ra do toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với quan hệ lao động:

Như đã đề cập, toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang và sẽ đặt ra rất nhiều thay đổi với quan hệ lao động. Đơn cử, quá trình toàn cầu hoá và tự động hóa hiện có tốc độ gia tăng rất nhanh ở các quốc gia có thu nhập cao do các nước này có khả năng tận dụng tối đa các sáng kiến phát minh do cuộc CMCN 4.0 mang lại, sẽ đồng thời dẫn đến sự biến đổi và dịch chuyển lớn của dịch vụ, việc làm trong QHLĐ. Từ góc độ của lý thuyết hệ thống của John Thomas Dunlop, trong đó xem QHLĐ như là một hệ thống phụ của hệ thống xã hội rộng lớn hơn, việc đánh giá và xử lý các vấn đề của QHLĐ giữa NLĐ hay tập thể lao động với NSDLĐ hiện nay cần chú ý tác động đến ba vấn đề quan trọng sau: (a) cần đặt QHLĐ trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển công nghệ của cuộc CMCN 4.0 đã và đang tác động dẫn đến nhiều thay đổi về cấu trúc của thị trường lao động. Chính các thành tựu khoa học này làm nảy sinh các vấn đề mới đối với các chủ thể của QHLĐ và đòi hỏi

năng lực thực sự của các bên để có chiến lược phát triển phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi bên. Chiến lược giải pháp trong ngắn hạn và trung hạn cần chú ý vai trò của đối thoại xã hội, thỏa thuận và thương lượng trên cơ sở thiện chí, chia sẻ tầm nhìn chung; (c) mục tiêu chủ chốt của các bên là xây dựng một QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định ở mọi cấp (từ doanh nghiệp, ngành, quốc gia đến khu vực).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần hiến pháp năm 2013 (Trang 137 - 142)