Biến chứng Nhiễm trùng Biến dạng điểm lệ Dính hai điểm lệ Chít hẹp lệ quản Tuột ống Tổng số
Biến chứng hậu phẫu không liên quan đến lỗ thông hay gặp nhất là chít hẹp lệ quản gặp trong 7/84 trường hợp (8,3%). Trong đó 3/7 trường hợp chít hẹp hai lệ quản đi kèm với bít tắc lỗ thông, 1/7 trường hợp đã được phẫu thuật nội soi MTTLM lần hai mở rộng lỗ thông và đặt ống silicon trong 6 tháng đã có kết quả phẫu thuật tốt về giải phẫu và chức năng sau 1 năm theo dõi, 2/7 trường hợp là hai bên mắt của cùng một bệnh nhân chưa đồng ý can thiệp phẫu thuật thêm. 4/7 trường hợp còn lại chỉ chít hẹp một lệ quản nhưng lỗ thông tốt nên chưa can thiệp thêm.
Các biến chứng nhiễm trùng phần mềm và rách điểm lệ, mỗi loại gặp ở 3/84 trường hợp chiếm 3,6%. 2/84 trường hợp tuột ống silicon sớm đã được đặt lại qua nội soi mũi và bệnh nhân sau đó có kết quả thành công cả về giải phẫu và chức năng. 1/84 trường hợp có biến chứng dính hai điểm lệ trên và dưới vào nhau, đã được xử trí bằng cách tách dính và cắt ống silicon sớm.
Tỷ lệ chung các biến chứng hậu phẫu là 19,1%. Không trường hợp nào có chảy máu khi theo dõi 24 giờ, khi rút gạc mũi và khám lại 1 tuần sau phẫu thuật.
79
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kết quả giải phẫu 3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kết quả giải phẫu
3.3.1.1. Các yếu tố trước phẫu thuật
Bảng 3.13. Liên quan giữa các yếu tố trước phẫu thuật và kết quả giải phẫu
Kết quả giải phẫu Yếu tố Giới tính Hình thái bệnh Tình trạng túi lệ Bên phẫu thuật Số bên mắc bệnh Chiều cao liềm nước mắt Phân độ
80
Phân tích mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố trước phẫu thuật và kết quả giải phẫu cho thấy: các trường hợp phẫu thuật bên trái có kết quả về giải phẫu tốt và trung bình thấp hơn so với bên phải, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,02.
Giới tính, hình thái bệnh, tình trạng giãn túi lệ, mắc bệnh một và hai bên không liên quan có ý nghĩa thống kê với sự thông thoát của lệ đạo hậu phẫu.
Về các triệu chứng cơ năng và thực thể trước phẫu thuật, những trường hợp có chiều cao liềm nước mắt từ 1 mm trở xuống có kết quả giải phẫu tốt - trung bình cao gấp 4,63 lần so với những trường hợp có chiều cao liềm nước mắt > 1mm khi vào viện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mức độ chảy nước mắt theo phân độ Munk không liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả về giải phẫu.
Bảng 3.14. So sánh tuổi và thời gian mắc bệnh trong các nhóm
Kết quả giải phẫu Yếu tố
Tuổi khi phẫu thuật (năm) Thời gian chảy nước mắt (tuần) Thời gian chảy mủ nhày (tuần)
*: Kiểm định Student t - test, **: Kiểm định Mann - Whitney
Tuổi trung bình khi phẫu thuật, thời gian chảy nước mắt và thời gian có triệu chứng mủ nhày giữa hai nhóm có kết quả tốt - trung bình và kết quả kém về giải phẫu sau 1 năm theo dõi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
3.3.1.2. Các yếu tố trong phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trong nhóm có kết quả giải phẫu tốt và trung bình là 46,16 ± 9,34 phút với trung vị 45 phút, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so với thời gian phẫu thuật trong nhóm có kết quả giải phẫu kém: 48,64 ± 7,78 phút với trung vị 45 phút (Kiểm định Mann Whitney, p > 0,05).