Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Phù Cát ảnh hƣởng đến quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 39 - 42)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Phù Cát ảnh hƣởng đến quản lý

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Cát ảnh hƣởng đến quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hƣớng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn, có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông. Bình Định đƣợc đánh giá là có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đƣợc xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia.

Phù Cát là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, có diện tích tự nhiên của Phù Cát là 680,49 km2, xếp thứ 6/11 huyện thành phố trong tỉnh, , nằm trên tọa độ 13054’ - 14032’ vĩ Bắc và 108 055’ - 109 005’ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ. Phía Tây giáp Vĩnh Thạnh và Tây Sơn. Phía Nam giáp An Nhơn và Tuy Phƣớc. Phía Đông giáp biển đông.

Phù Cát cách TP. Quy Nhơn 35km về phía Bắc. Dân số 184.934 ngƣời (tính đến năm 2020); mật độ dân số 270 ngƣời/km2. Huyện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 16 xã và 2 thị trấn. Phù Cát có lợi thế nhiều mặt để phát triển kinh tế. Đó là nền nông nghiệp tƣơng đối đa dạng; nông lâm, thủy hải sản, cây trồng vật nuôi đƣợc phân bố thích nghi với sinh thái miền núi, trung du, đồng bằng ven biển.

Huyện có Quốc lộ 1A, đƣờng sắt xuyên Việt chạy qua. Có 4 tỉnh lộ nối trung tâm huyện đến các xã và hệ thống giao thông nông thôn đƣợc mở rộng đều khắp đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của ngƣời dân nông thôn. Phù Cát có cửa biển Đề Gi tạo thuận lợi cho giao thông đƣờng thủy. Đặc biệt, sân bay quốc gia nằm trên địa bàn huyện Phù Cát là điều kiện tốt cho giao lƣu trong nƣớc và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế trong tƣơng lai.

Phù Cát mang tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm nên thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển tốt. Lƣợng mƣa: 725mm/năm. Lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mƣa lớn tập trung vào tháng 9- tháng 12, chiếm 70-75% lƣợng mƣa cả năm.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình

Trong những năm vừa qua, KT-XH huyện Phù Cát có những thay đổi, điều đó làm cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đáng kể.

Về trồng trọt, Huyện Phù Cát đã thực hiện nhiều biện pháp tăng năng lực tƣới tiêu chủ động; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Nhiều giống lúa, bắp, đậu phụng mới có năng suất cao, thích hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, thời tiết đƣợc đƣa vào khảo nghiệm. Các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, biện pháp canh tác mới đã đƣợc áp dụng rộng khắp và mang lại hiệu quả thiết thực. Mức độ cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch hiện nay khoảng 99%. 58 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 3.016 ha đƣợc triển khai thực hiện ở các xã, đem lại lợi nhuận cao hơn 1,4 lần với so ruộng đối chứng [25].

Ngành chăn nuôi phát triển theo hƣớng tập trung, thâm canh, cơ cấu ngành chăn nuôi trong tổng giá trị ngành nông nghiệp tăng từ 34,3% năm 2018 lên 38,3% năm 2020. Ngành thủy sản phát triển cả về nuôi trồng và đánh bắt. Toàn huyện hiện có 1.200 tàu cá, tổng công suất trên 90.000 CV. Diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm 635 ha, tăng 64 ha so với năm 2018. Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và kinh doanh rừng đạt khá, tỉ lệ che phủ rừng từ 31,2% năm 2018 tăng lên 34% năm 2020.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của huyện giai đoạn 2018- 2020 là 13%. Trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 35,3%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ 64,7%. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đƣợc đầu tƣ xây dựng, 100% số thôn có điện lƣới, 100% số hộ sử dụng điện, gần 86% số hộ sử dụng nƣớc sạch. Tỉ lệ hộ nghèo giảm hàng năm 2%. Thu nhập bình quân toàn huyện năm 2020 ƣớc đạt 24,2 triệu đồng/ngƣời, tăng 8,3 triệu đồng so với năm 2018 [25].

Ngành thủy sản phát triển cả về nuôi trồng và đánh bắt; tổng số tàu thuyền toàn huyện là 1.200 chiếc, với công suất trên 90.000 CV; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 635ha, tăng 64 ha so với năm 2018, trong đó diện tích nuôi tôm sú ổn định 70 ha, năng suất bình quân đạt 3,3 tấn/ha/vụ. Các nguồn lợi thủy sản từng bƣớc đƣợc quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả hơn.

Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và kinh doanh nghề rừng phát triển khá; tỉ lệ độ che phủ rừng từ 31,2% năm 2018 tăng lên 34% năm 2020. Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới có sự chuyển biến, nhất là phong trào nhân dân hiến đất mở đƣờng giao thông nông thôn. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp toàn diện, bền vững, cần tích cực đầu tƣ có chiều sâu gắn với giải quyết các vấn đề nông dân, nông thôn.

2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội đến quản lý bảo hiểm y tế hộ gia đình

* Những thuận lợi ảnh hưởng đến quản lý bảo hiểm y tế hộ gia đình

Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phù Cát nhìn chung về phát triển kinh tế có sự tăng trƣởng cao, số thu ngân sách lớn. Bên cạnh đó các cụm công nghiệp tập trung ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển. Một số doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động tiếp tục đƣợc mở rộng và đầu tƣ vào các cụm công nghiệp tạo việc làm cho hàng ngàn ngƣời lao động. Ngƣời dân không chỉ làm nghề nông mà còn khá thạo buôn bán, giao tiếp, làm nhiều ngành dịch vụ góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ.

* Những khó khăn ảnh hưởng đến quản lý bảo hiểm y tế hộ gia đình

Bên cạnh những thuận lợi nhƣ trên Phù Cát cũng gặp một số bất lợi nhƣ điều kiện kinh tế phát triển, nhiều làng nghề phát triển, từ đó đời sống nhân dân có thu nhập cao nhƣng trình độ dân trí còn hạn chế cộng với vị trí địa lý cách Thành phố Hồ Chí Minh xa, nơi đó có nhiều cơ sở KCB tốt, các dịch vụ về y tế phát triển, chất lƣợng KCB tiên tiến đáp ứng đƣợc yêu cầu của một bộ phận nhân dân có điều kiện chi trả. Bên cạnh đó sự biến động của thị trƣờng nông sản và thiên tai, dịch bệnh hay xảy ra làm ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống của một bộ phận ngƣời dân thuần nông.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)