1. Thành phẩm, nguyên vật liệu đồng việt 1.1. Nhập thành phẩm, hàng hoá, NVL
Kế toán chi tiết -> thành phẩm, nguyên vật liệu đồng việt -> màn hình xuất hiện giao diện như hình bên
Kế toán sẽ lựa chọn
- Nhập hàng mua nội địa; - Nhập kho thành phẩm; - Nhập NVL mua ngoài; - Nhập CCDC mua ngoài.
+ Sau khi lựa chọn một trong các đối tượng cần nhập, bạn nhập số lượng, nhập đơn giá, chương trình sẽ tự động tính ra giá trị ở ô thành tiền. Tiếp đó bạn lựa chọn đối tượng thanh toán chi tiết tài khoản 331, nếu có thuế VAT bạn chỉ cần tích chuột vào ô VAT và điền số tiền VAT của tổng hoá đơn => sau đó Enter => Xuất hiện bảng kê VAT (phần này bạn kê thuế như các phần hành khác đã giới thiệu ở trên)
+ Thuế VAT: Bạn nhập VAT một lần duy nhất chung cho cả hoá đơn khi bạn nhập mặt hàng đầu tiên. VD: Phiếu nhập của bạn có 5 mặt hàng, khi bạn nhập cho mặt hàng đầu tiên, trước khi bấm phím "Lưu", nếu phiếu nhập có thuế VAT, bạn bấm chuột vào ô "Thuế VAT", nhập tổng số tiền thuế trên hoá đơn (Nếu muốn kê chi tiết tiền thuế của từng mặt hàng bạn chỉ cần nhập chi tiết cho từng mặt hàng khi xuất hiện bảng kê VAT). Kết thúc bạn chọn Lưu => Khi đó sẽ quay trở lại Form nhập ban đầu và Lưu, sau đó tiếp tục nhập các mặt hàng còn lại bằng cách chọn phím “Bổ xung” nếu hết chọn “Kết thúc” Sau khi bạn bấm phím "Bổ sung", các ô Ngày, Số chứng từ, Họ tên, Đơn vị sẽ được giữ nguyên như ban đầu (như của mặt hàng đầu tiên) để tiếp tục cho các mặt hàng tiếp theo bởi vì bạn đang làm trong 1 phiếu nhập. Bạn tiếp tục nhập các mặt hàng còn lại của phiếu nhập, khi đã nhập đủ thì bấm phím “Kết thúc”. Và bạn có thể thay đổi Nội dung phù hợp đối với mỗi một mặt hàng theo yêu cầu quản lý sổ chi tiết hàng hoá.
In: Bạn xem phần "Kế toán tiền mặt Đồng Việt Nam", khi in chương trình kế toán sẽ thể hiện phiếu nhập kho theo mẫu của Bộ tài chính.
Trường hợp hàng hoá nhập kho mà chưa có giá vốn hoặc giá vốn chưa được tập hợp đủ. Bạn vẫn cứ tiến hành nhập kho như bình thường theo giá trị thực (giá thiếu hoặc không có giá). Sau đó bạn sang phần "Kế toán khác" để tiếp tục thực hiện phần bổ sung giá vốn chính xác cho lô hàng nhập.
1.2. Xuất thành phẩm, hàng hoá, NVL
Phần này được bố trí để bạn nhận thấy được rằng sẽ có 3 cặp bút toán riêng biệt được lưu trong cơ sở dữ liệu khi bạn xuất bán bất kỳ một loại đối tượng thành phẩm, hàng hoá nào. Bao gồm
- Bút toán liên quan giá vốn
Nợ TK632: Giá vốn đối tượng hàng hoá (mặt hàng)
Có TK152, 153, 155, 156,… : Đối tượng hàng hoá (mặt hàng) - Bút toán liên quan doanh thu
Nợ TK131: Giá bán đối tượng hàng hoá (mặt hàng)
- Bút toán liên quan thuế VAT
Nợ TK131: Thuế VAT đối tượng hàng hoá (mặt hàng) Có 1331: Thuế VAT đối tượng hàng hoá (mặt hàng)
Các điều kiện cần nhập như: Ngày, Số chứng từ, Họ tên, Đơn vị, Diễn giải bạn thao tác như phần hành "Kế toán hàng hoá mua nội địa đồng Việt Nam".
Các lựa chọn liên quan đến các tài khoản ghi Nợ và ghi Có (cấp sổ chi tiết, kho hàng...) tượng tự phần "Nhập số dư đầu kỳ" và "Kế toán tiền mặt đồng Việt Nam".
Nếu trong phần "Chế độ hiển thị", bạn đã chọn phần Giá vốn dự kiến, thì khi con trỏ nhảy về ô số lượng, chương trình kế toán ACsoft chỉ tính toán số lượng hàng hoá tồn kho tính đến thời điểm hiện thời và đưa ra "Giá vốn" là giá vốn mà bạn đã nhập trong quá trình khai báo sổ chi tiết (mặt hàng) của tài khoản đó. Nếu bạn cũng đánh dấu phần “Giá bán kế hoạch” và bạn đã nhập giá bán cho đối tượng này khi khai báo thì ô "Đơn Giá" sẽ đề xuất mặc định là giá bán mà bạn khai báo. Nếu bạn không đánh dấu phần giá vốn dự kiến, chương trình kế toán ACsoft sẽ tự động tính ra số lượng hàng tồn và giá vốn bình quân gia quyền theo từng thời kỳ, thời điểm bạn yêu cầu (phần tính giá vốn theo kỳ/ phần kế toán Tổng hợp), và nếu bạn không đánh dấu phần “Giá bán kế hoạch” thì ô "Đơn Giá” sẽ trống để bạn nhập giá bán .
Nếu trong phần "Tài khoản đồng cấp" bạn có khai báo nhóm đồng cấp có bao gồm tài khoản 155, 156, 632, 5111 trong một nhóm đồng cấp thì chương trình kế toán ACsoft sẽ tự động lấy mã cấp của tài khoản 632 và tài khoản 5111 là đối tượng mã cấp (sổ chi tiết) của tài khoản 155, 156 mà bạn đã chọn để xuất bán. Đây cũng là một trong những tiện ích của chương trình kế toán ACsoft nhằm làm giảm các thao tác trong quá trình làm việc cho người sử dụng.
Chú ý: Trong phần hành xuất bán bạn chỉ cần chọn một lần duy nhất đối với các bút toán liên quan đến giá vốn, công nợ, doanh thu và từ lần sau trở đi chương trình sẽ tự động ngầm định sẵn theo lần chọn ban đầu của bạn. Nếu muốn thay đổi bạn chỉ cần chọn vào phím sửa định khoản và lựa chọn lại đối tượng chi tiết cho phù hợp và như vậy từ lần sau chương trình lại tự động ngầm định theo sự thay đổi của bạn và nếu bạn muốn thay đổi lại chọn sửa định khoản...
Bạn chỉ phải nhập số lượng hàng hoá xuất bán, giá bán đơn vị, chương trình tự tính ra tổng tiền, nếu có chiết khấu bạn tích chuột vào ô chiết khấu điền tỷ lệ và số tiền chiết khấu cho từng mặt hàng hoặc toàn bộ hoá đơn.
Bạn nhập tỷ lệ VAT ở ô thuế VAT của mặt hàng bạn xuất bán. Tuỳ thuộc vào khai báo của bạn trong phần "Phương pháp tính thuế VAT" mà chương trình sẽ tính ra số tiền thuế VAT đầu ra theo giá bán đã có thuế hay giá bán chưa có thuế.
Ô “Họ tên”, “Đơn vị”, "Mã số thuế" để bạn nhập thông tin khách hàng: Tên, địa chỉ, mã số thuế khách hàng. Nếu khách hàng đã được bạn khai báo trong hệ thống sổ chi tiết của tài khoản 131 và bạn đã đưa mã số thuế của khách hàng đó vào rồi thì ô này sẽ tự động liệt kê mã số thuế mà bạn đã khai báo. Nếu là khách vãng lai (khách hàng bạn không khai báo trong danh mục sổ chi tiết tài khoản 131), bạn nhập mã số thuế khách hàng vào đây để in hoá đơn tài chính cho khách hàng
Ô "Tổng hoá đơn" thể hiện luỹ kế cộng của các mặt hàng đã xuất bán trong một phiếu nhập đó nhằm giúp bạn quản lý tốt hơn quá trình lập phiếu, giảm bớt các thao tác như xuất nhầm, xuất thừa hoặc thiếu mặt hàng.
Thành tiền: Tổng số tiền được tính từ tỷ lệ nhập với số phát sinh của mặt hàng đó. In: Phần này do xuất bán hàng hoá nên chương trình kế toán ACsoft sẽ thiết kế và căn chỉnh để bạn in từ phần xuất bán hàng hoá, thành phẩm là in trên tờ hoá đơn tài chính do Bộ tài chính cấp cho doanh nghiệp. Các tiêu thức bố trí trên phần thể hiện in nằm tương đối trùng khít với các ô trống của tờ hoá đơn tài chính GTGT. Đối với một số máy in và mẫu hoá đơn GTGT thì phần này vẫn có sự lệch lạc so với thực tế chương trình kế toán Acsoft sẽ căn chỉnh lại cho bạn theo đúng yêu cầu để bạn có thể in hoá đơn bán hàng trên máy theo mẫu hoá đơn GTGT của Bộ tài chính.
Các thao tác khác, tương tự phần "Kế toán nhập thành phẩm, hàng hoá, NVL".
2. Thành phẩm, nguyên vật liệu ngoại tệ2.1. Nhập thành phẩm, hàng hoá, NVL 2.1. Nhập thành phẩm, hàng hoá, NVL
Mọi thao tác và các chức năng tương tự như "Kế toán hàng mua nội địa đồng Việt Nam", bạn cũng phải chọn loại ngoại tệ ngay từ ban đầu. Khi bạn chọn "Nhập" để nhập hàng thì ô tài khoản Nợ được đề xuất là tài khoản của đối tượng bạn cần nhập, tài khoản Có được đề xuất là tài khoản 331. Ô tỷ giá Nợ hoặc tỷ giá Có sẽ được đề xuất mặc định là tỷ giá của Ngoại tệ khai báo mà bạn chọn. Xem phần "Kế toán tiền mặt ngoại tệ". Tất cả các số tiền (đơn giá, tổng ngoại tệ) đều là tiền Ngoại tệ. Chương trình kế toán ACsoft sẽ tự động quy đổi số tiền Ngoại tệ ra tiền Việt Nam, Tổng VNĐ thể hiện tổng số tiền Ngoại tệ đã quy đổi.
2.2. Xuất thành phẩm, hàng hoá, NVL
Mọi thao tác và các chức năng tương tự như "Kế toán hàng hoá xuất bán đồng Việt Nam", bạn cũng phải chọn loại ngoại tệ ngay từ ban đầu. Các thao tác xem phần "Kế toán hàng hoá xuất bán đồng Việt Nam" và "Kế toán tiền mặt Ngoại tệ".
Đối với phần này bạn nhớ gõ tỷ giá thực tế theo phát sinh hoặc có thể dụng tỷ giá tạm tính do khai báo ban đầu và việc lựa chọn phần các chỉ tiêu 632/131/511