II. Thực trạng vấn đề 1 Thuận lợ
3. Định hướng thực hiện đề tà
Để đạt được mục tiêu của đề tài là lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh lớp 9 cấp THCS trong môn lịch sử bài 27 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954, trước hết tôi tham khảo thái độ của học sinh đối với môn học cũng như đối với nội dung trong bài 27. Phần tham khảo này được giáo viên thực hiện trước khi tiến hành bài giảng trong thời gian tiết 5 của buổi học có bốn tiết chính khóa. Các câu hỏi được sử dụng dưới hình thức bài kiểm tra tham khảo thông tin, cụ thể như sau:
Câu 1. Hãy cho biết ý kiến của em về môn học lịch sử? Câu 2. Vì sao em thích học môn lịch sử?
Câu 3. Vì sao em không thích học môn lịch sử?
Câu 4. Em thích học lịch sử theo phương pháp nào trên lớp?
Câu 5. Em có thích cách học lịch sử bằng hình thức giao việc của thầy, cô giáo không? Vì sao?
Câu 6. Em có nhận thấy môn học lịch sử có thể dễ dàng lồng ghép giáo dục ý thức đạo đức, lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh thông qua các nhân vật có thật trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta không?
Câu 7. Ở tiết dạy lịch sử, thầy, cô giáo có dùng những câu hỏi liên quan đến các môn học khác không? Theo em, mục đích của thầy, cô giáo để làm gì?
Câu 8. Trong các dạng bài học có nội dung về diễn biến các chiến dịch, em muốn thầy, cô giáo dạy học theo cách nào?
Câu 9. Em thấy thầy, cô giáo dạy lịch sử có cần phải sử dụng nhiều có các tư liệu lịch sử, tranh ảnh minh họa không?
Câu 10. Khi được xem các tư liệu dạy học nói về sự hi sinh anh dũng của những thanh niên tuổi đời còn rất trẻ, em thấy mình cần phải có nhận thức gì với thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng?
Câu 11. Sau tiết học lịch sử về các chiến dịch lịch sử, em thấy hình tượng người lính cụ Hồ hiện lên như thế nào?
Câu 12. Nếu là một thanh niên trong thời kì kháng chiến chống thế lực ngoại xâm, em sẽ làm gì cho đất nước?
Câu 13. Em mong muốn thầy, cô giáo dạy học môn lịch sử cần làm những gì để có thể làm cho các em yêu thích bộ môn?
Bên cạnh đó, để nắm bắt được thực trạng trong thực tế ý thức thực hiện nội quy trường lớp, nhất là học sinh lớp 8, 9 đã bước sang tuổi thanh niên, một số em đã đứng trong hàng ngũ của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tôi sử dụng một số câu hỏi sau:
Câu 1. Là học sinh đang học cấp THCS, em thấy có cần thiết phải xác định mục đích sống cho bản thân không? Vì sao?
Câu 2. Em hiểu gì về lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, học sinh khi đang học cấp THCS.
Câu 3. Biểu hiện của thanh niên, học sinh cấp THCS về lí tưởng sống cao đẹp được thể hiện như thế nào?
Câu 4. Hiện nay, ở trong trường, lớp em, một số bạn thường có biểu hiện chưa tốt về ý thức thái độ trong học tập, lao động, giao tiếp. Theo em, đây có phải là biểu hiện của việc chưa xác định được mục tiêu, mục đích học tập và lí tưởng sống của học sinh không? Vì sao?
Câu 5. Hãy kể những việc mà em và các bạn đã làm trong các phong trào thi đua của nhà trường. Theo em, đây có phải là biểu hiện của mục đích học tập, lí tưởng sống cao đẹp của học sinh? Vì sao?
Câu 6. Cho biết thái độ của em khi học sinh, thanh niên trong trường có biểu hiện đua đòi, la cà tụ tập với một số đối tượng bên ngoài?
Câu 7. Nếu có thể giúp đỡ được các bạn tiến bộ trong học tập và nhận thức, em và các bạn sẽ làm gì?
Câu 8. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn hiện nay?
Câu 9. Cho biết lí tưởng sống của em trong hiện tại và tương lai?
Như vậy, qua các câu hỏi nắm bắt thực trạng của học sinh hiện tại trong lớp, trong trường một lần nữa lại giúp giáo viên không chỉ định hướng được việc điều chỉnh phương pháp dạy học mà còn nhận thấy biểu hiện, thái độ tích cực, hạn chế của học sinh trong nhận thức, hành động khi thực hiện mục đích của bản thân trong môi trường giáo dục để từ đó lựa chọn nội dung dạy học lồng ghép phù hợp, hiệu quả.
Kết quả thống kê khảo sát trước khi thực hiện đề tài về dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954 cụ thể như sau:
- Về thái độ của học sinh đối với môn học: Yêu thích 50%, không yêu thích 50%.
- Về thái độ của học sinh đối với bài học 27:
+ Thích học theo tư liệu, hình ảnh minh họa, liên hệ kiến thức các môn học: 80%
+ Học theo phương pháp của thầy, cô giáo như các tiết học trước: 70% - Về ý thức thực hiện nội quy trường lớp:
+ Ý thức tốt, quan tâm đến người khác: 70%
+ Ý thức chưa tốt, chưa quan tâm đến mọi người xung quanh: 30% - Có nhận thức về lí tưởng sống cao đẹp: 70%
- Có biểu hiện tốt trong hành động, lời nói, việc làm: 80%
Từ thực trạng thực tế trên, tôi nhận thấy để đề tài được thực hiện hiệu quả thì điều cốt lõi nhất của vấn đề là tiết học vừa đảm bảo kiến thức vừa lồng ghép được nội dung giáo dục cho học sinh mà không ảnh hưởng đến thời lượng kiến thức cũng như thời gian yêu cầu của một tiết học. Do đó, giáo viên phải biết phân phối thời gian hợp lý, lựa chọn nội dung bổ trợ về tranh ảnh, tư liệu dạy học, môn học bổ trợ… phải hợp lý, đủ lượng song lại không quá dài dòng, đối phó làm cho có, hay yêu cầu học sinh tự nghiên cứu ở nhà mà thầy cô giáo phải luôn là người chủ động hướng dẫn và học sinh cũng luôn được chủ động trong việc chuẩn bị nội dung liên quan đến bài học tránh làm các em bị động khi vừa phải tổng hợp kiến thức môn học vừa phải cố gắng nhận thức nội dung giáo dục mà thầy cô giáo lồng ghép.
Tóm lại, có nhiều yếu tố thực trạng liên quan đến chất lượng giảng dạy nhằm đạt mục tiêu không chỉ về kiến thức mà còn có vài trò quan trọng của việc lồng ghép giáo dục cho học sinh đòi hỏi người giáo viên luôn phải làm mới mình, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc
được giao, quan tâm một cách toàn diện đến hiệu quả giáo dục thì mọi việc dù khó cũng thành công.