Giải pháp Thu thập, sử dụng tư liệu dạy học lồng ghép giáo dục

Một phần của tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954) (Trang 44 - 47)

III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

2. Giải pháp Thu thập, sử dụng tư liệu dạy học lồng ghép giáo dục

Nội dung lồng ghép giáo dục là yêu cầu rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài này, nó giữ vai trò quan trọng song song nội dung kiến thức bài học. Thực tế dạy học trong bài 27 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954, tôi đã sử dụng các tư liệu nội dung lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho thanh niên, học sinh cụ thể như sau:

2.1. Tư liệu hình ảnh

Các tư liệu hình ảnh có vai trò tạo sự phong phú, đa dạng trong tư liệu dạy học đồng thời làm cho học sinh có cái nhìn thực tế về sự chuẩn bị của toàn đảng, toàn

quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954. Giáo viên sưu tầm trên internet hình ảnh các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử liên quan đến bài 27 gồm:

- Hình Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông - Xuân 1953-1954.

- Hình đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy tại chiến trường Điện Biên Phủ. - Hình chân dung các anh hùng đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ như: anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can.

- Hình ảnh hầm Đờ cat xtơ ri, Đờ cát xtơ-ri và toàn bộ ban tham mưu của địch ra hàng.

- Hình ảnh tượng đài chiến thắng Điên Biên Phủ, xe đạp thồ nối đuôi ra chiến trường, đoàn ngựa thồ, đoàn thuyền phục vụ chiến dịch, mở đường ra mặt trận, kéo pháo vào trận địa.

Các tư liệu hình ảnh này giúp cho học sinh được nhìn ảnh thật của những con người thật vô cùng dũng cảm trong kháng chiến, họ là một phần điển hình trong các tấm gương hi sinh dũng cảm quên mình vì độc lập dân tộc qua đó giáo dục tinh thần yêu nước sáng ngời, lí tưởng sống cao đẹp mà ông cha đã cùng nhau thực hiện vì mục đích chung của dân tộc. Tư liệu hình ảnh được sử dụng trong lồng ghép trong phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu dạy học và phương pháp thuyết trình, vấn đáp học sinh sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao.

2.2. Tư liệu video, clip

Sử dụng tư liệu video, clip phù hợp trong dạy học làm tăng tính thực tế của các sự kiện lịch sử, giúp học sinh có cảm nhận sâu sắc về những khó khăn vất vả, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường của ông cha ta trong cuộc kháng chiến chống thế lực xâm lược bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Nội dung các video, clip này càng góp phần giáo dục học sinh về mục đích, lí tưởng sống cao đẹp trong thời kì kháng chiến của ông cha, là cơ sở giúp các em nhận thức cũng như hành động trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện tại. Sử dụng lồng ghép các video, clip này cùng các câu hỏi có trong các phương pháp dạy học đã nêu ở trên làm tăng tính giáo dục

về mục đích sống, lí tưởng sống của thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay. Là thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện tại các em cần xác định mục đích học tập đúng đắn, tinh tiên phong gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động của lớp. Tinh thần trách nhiệm và những việc làm nhỏ bé của thanh niên, học sinh vì sự thành công trong công việc chung của tập thể, của cộng đồng chính là biểu hiện một phần trong mục đích sống, lí tưởng sống cao đẹp trong tương lai. Các video, clip được sử dụng trong bài cụ thể là:

- Video kéo pháo vào trận địa, lồng ghép bài hát Hò kéo pháo để thấy được ý chí kiên cường, dũng cảm của chiến sĩ ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Clíp thanh niên làm theo lời Bác trong giai đoạn hiện nay cùng bài hát Đoàn ca làm tăng tính giáo dục nhận thức và hành động của thanh niên, học sinh. Học sinh sẽ nhận thức được những việc làm tốt đẹp, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong lớp, trong trường cũng là mục đích sống và học tập cao đẹp chứ không phải những việc làm đóng góp cho đất nước chỉ có ở những người trưởng thành. Giáo viên sử dụng tư liệu video, clip lồng ghép nội dung giáo dục phù hợp trong phương pháp thuyết trình vấn đáp để đạt mục đích giáo dục hiệu quả.

2.3. Tư liệu trong môn văn học

Văn học phản ánh cuộc sống hiện tại. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954 của dân tộc ta với chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ không chỉ khẳng định ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta, đối với thế giới mà còn đi vào trong văn thơ Việt Nam với những tác phẩm để đời, mãi lưu truyền cho các thế hệ mai sau. Bởi khi giáo viên sử dụng đoạn trích văn, thơ thành công sẽ làm chạm đến cảm xúc của người học, qua đó lồng ghép giáo dục có hiệu quả hơn. Tư liệu trong môn văn học nên được giáo viên lồng ghép sử dụng trong phương pháp thuyết trình, vấn đáp học sinh.

Giáo viên sử dụng tư liệu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong bài Một chiều hè lịch sử, bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Tuy nhiên, sau khi trích dẫn nguồn tư liệu văn thơ này để đạt được mục đích giáo dục lồng ghép giáo viên phải chốt lại được ý nghĩa đoạn trích qua đó đọng lại cho các em thái độ khâm phục, lòng biết ơn đối với những con người dũng cảm, kiên cường trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và

bản thân các em phải xác định lí tưởng sống cao đẹp, sống có ích cho xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w