Xin mượn lời của một tác giả khuyết danh “Mục đích chính là dạy cho trẻ
biết nhiều, mà cái chính là dạy cho trẻ biết hành động”.Chính vì vậy những người
làm công tác giáo dục luôn hiểu rõ nhiệm vụ của bản thân là phải giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện cả về nhận thức lẫn tinh thần.
Trường THCS Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn thôn Quỳnh Tân 2 thuộc thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Trường có điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Nhà trường là một khối đoàn kết, đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng, thường xuyên được tập huấn chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp. Đặc biệt trong những năm trở lại đây nhà trường đang tiếp cận dạy học theo mô hình trường học mới, là mô hình dạy học chú trọng đến việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện hơn.
Hình ảnh hoạt động của học sinh tại trường THCS Lương Thế Vinh
Nhà trường có chất lượng đầu vào khá tốt nên có điều kiện thu hút nguồn học sinh khá giỏi từ các trường tiểu học trên địa bàn huyện nên khả năng tiếp thu kiến
Dưới sự quản lý chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo nhà trường, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và sự nổ lực của giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt qua các năm.
Tuy nhiên, trong thời đại phát triển, sự bùng nổ về công nghệ thông tin thì nhân cách và lối sống một số học sinh bị xuống cấp trầm trọng. Một bộ phận học sinh sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, thiếu trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội. Các em có nhiều thời gian cho học tập, giải trí, nhưng không ít bạn dùng thời gian vào những việc vô bổ. Phải chăng khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì các em dần trở nên ích kỷ hơn, khó bảo hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng mình.
Các em thản nhiên xả rác bừa bãi, vô tư làm bẩn môi trường xung quanh, vẫn còn đâu đó hình ảnh vứt rác, giấy loại, bao bì, vỏ kẹo cao su xung quanh trường, hành lang, trong ngăn bàn, gây ảnh hưởng đến cảnh quan khuôn viên trường học và làm ô nhiễm bầu không khí học tập và giảng dạy. Trong khi ở một số quốc gia phát triển trên thế giới có hẳn môn học riêng về môi trường để nâng cao ý thức tự bảo vệ môi trường của chính học sinh của họ, thì ở nước ta chỉ được lồng ghép trong các môn học và tiết học ngoại khóa. Song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức.
Thế hệ học sinh hiện tại là công dân tương lai, với nhận thức công tác dân số vừa là vấn đề xã hội, vừa rất thiết thực với đời sống của mỗi gia đình và chính bản thân các em sau này. Liên quan đến vấn đề dân số, hiện nay nạn tảo hôn đang diễn ra khá phổ biến. Nhiều học sinh lười học, chán học, nghỉ học sớm, thậm chí có những học sinh đang đi học cũng phải dừng mọi hi vọng và ước mơ để bước vào cuộc sống gia đình trẻ.
Định hướng nghề nghiệp không tốt cũng làm ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập của các em học sinh. Vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm của đội ngũ sinh viên khi ra trường đã tác động tiêu cực đến suy nghĩ của các bậc cha mẹ và học sinh hiện nay. Các em không còn thấy hào hứng với việc học văn hóa, thiếu đi ước mơ thi vào các trường đại học, chuyên nghiệp, Theo số liệu thống
kê hàng năm cho thấy một thực trạng đáng báo động tại các trường học là tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng tăng, đặc biệt là học sinh lớp cuối cấp.
Xã hội càng phát triển, công nghệ mới ra đời thì những vấn đề mới ngày càng nảy sinh. Giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng chính là đối tượng chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi xã hội. Dưới tác động của Internet các em ngày càng lười đọc, khả năng tư duy độc lập ngày càng hạn chế, thích chạy theo những giá trị ảo và càng ngày càng sống "vô cảm" hơn. Cho nên để chuẩn bị hành trang bước vào đời các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức mà phải có đạo đức tốt, hay nói cách khác đi là "trước khi thành tài phải thành nhân". Tiếp xúc với những nền văn hóa đa dạng nên nhiều học sinh sống trong thế giới ảo, vô cảm trước truyền thống văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương, yêu gia đình…. Chính vì thế giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ luôn là việc làm cần thiết của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Đứng trước những vấn đề được đề cập ở trên bản tôi nhận thấy rằng: các thầy cô giáo hiện nay đã thực hiện đổi mới phương pháp nhưng chưa triệt để. Chủ yếu chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số, giải thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân cách, nhận thức để nâng cao lý tưởng sống tích cực giúp học sinh phát triển toàn diện hơn.
Đối với học Địa lý, là một bộ môn trong hệ thống các môn văn hóa ở trường phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về trái đất, môi trường sống của con người, về thiên nhiên, các hoạt động của con người trên phạm vi khu vực, quốc gia, thế giới…Vì vậy hệ thống kiến thức rất rộng và đa dạng. Cho nên việc tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho các em không dễ dàng, không thuận lợi như các môn khoa học xã hội khác. Chính vì vậy giáo viên chưa thực sự đầu tư vào soạn giảng theo hướng rèn luyện, giáo dục kĩ năng và lý tưởng, lối sống tích cực cho các em, chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.
Do đó yêu cầu đặt ra đối với giáo viên hiện nay là phải biết tự tìm tòi, nghiên cứu chương trình, tìm hiểu nội dung và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp để
quyết một số vấn đề tiêu cực trong xã hội hiện nay trong các tiết dạy trong các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng.