Tính mới của giải pháp

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy địa lí ở THCS (Trang 41 - 42)

Trước khi thực hiện các giải pháp, như đã đề cập ở phần thực trạng của vấn đề, giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng khi lên lớp chủ yếu chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số, giải thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân cách, giáo dục toàn diện cho học sinh.

Mặc dù đã có sự đổi mới nhất định nhưng việc vận dụng các phương pháp dạy học vẫn còn thụ động, máy móc, rập khuôn, chưa phát huy khả năng sáng tạo và tạo hứng thú cho người học.

Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy rằng: - Giáo viên:

+ Đã chủ động, linh hoạt hơn trong việc vận dụng các phương pháp dạy học. Đặc biệt là có khả năng sáng tạo trong tổ chức tiết dạy như: Tạo tình huống và giải

quyết tình huống, dạy học gắn liền với tham quan, thực địa...Nhưng không làm ảnh hưởng đến chương trình và thời lượng của mỗi tiết học.

+ Giáo viên đồng thời thực hiện nhiệm vụ truyền đạt kiến thức bộ môn, vừa giáo dục học sinh về nhận thức và ý thức trước một số vấn đề mà trước đây chưa được chú trọng, hoặc có đề cập đến nhưng chưa sâu.

- Học sinh:

+ Có nhận thức tốt hơn trong học tập bộ môn, không còn coi nhẹ hoặc thờ ơ khi đến tiết học Địa lí. Đồng thời có những chuyển biến tích cực hơn trong nhận thức và ý thức hơn trong việc tham gia các phong trào thi đua do nhà trường và Liên đội pháp động.

+ Từ cách học tập thụ động, nhút nhát, ngại phát biểu thì giờ đây các em cảm thấy tự tin hơn, hứng thú hơn, có những trải nghiệm thú vị hơn khi được trực tiếp tham gia các mô hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy địa lí ở THCS (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w