Hiệu quả SKKN

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy địa lí ở THCS (Trang 42 - 48)

Sau quá trình vận dụng các biện pháp, giải pháp như trên, Để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh tôi tiến hành khảo sát một số nội dung sau:

- Phiếu học tập 1: Áp dụng cho lớp 9A1

Sau khi học xong chương trình Địa Lý dân cư em có đồng tình với việc đưa

nội dung giáo dục giới tính, bài trù tệ nạn tảo hôn, yêu sớm vào chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh không?

Kết quả: Tổng số học sinh tham gia khảo sát

Kết quả

Đồng ý Tỉ lệ (%) Không đồng ý Tỉ lệ(%)

40 32 80 8 20

- Phiếu học tập số 2: Áp dụng cho lớp 7A1

Viết một báo cáo ngắn gọn đề xuất giải pháp của em về bảo vệ môi trường tại địa phương, gia đình, nhà trường và nơi công cộng

Tổng số học sinh tham gia

khảo sát

Kết quả

Đạt yêu cầu Tỉ lệ (%) Không đạt yêu cầu

Tỉ lệ(%)

33 27 81.8 6 18.2

- Phiếu học tập số 3: Áp dụng cho lớp 8A3

Vẽ một sơ đồ tư duy tóm tắt mô hình phát triển kinh tế của huyện Krông Ana mà em biết.

Tổng số học sinh tham gia

khảo sát

Kết quả

Đạt yêu cầu Tỉ lệ (%) Không đạt yêu cầu

Tỉ lệ(%)

32 25 78.1 7 21.9

Như vậy, đối với học sinh: Nhận thức tốt hơn đối với một số vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội. Biết tạo cho mình một động lực, mục tiêu và lí tưởng sống.

Biết lên án, phê phán những biểu hiện, hành động thiếu lành mạnh, thiếu ý chí.

Kết quả các em tham gia tích cực, bài viết tốt, các em cảm thấy thích thú khi đến tiết Địa lý.

Các em củng cố lại mục đích sống của bản thân, luôn kiểm soát bản thân trong học tập và rèn luyện, giúp các em định hình cho mình một tương lai tốt đẹp hơn khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đối với giáo viên: Phương pháp dạy học ngày càng tốt kết, trình độ chuyên môn vững vàng, kết quả học tập bộ môn ngày càng cao hơn. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục hiện nay. Góp phần cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức trong và ngoài nhà trường giáo dục học sinh trở thành con người mới, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Sự thành công của đề tài là nhờ sự đóng góp to lớn của sức mạnh tổng hợp giữa ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và các đồng nghiệp và tất cả các em học sinh cùng với sự nhiệt tình nỗ lực và cố gắng của bản thân. Tôi tin tưởng rằng sự giúp đỡ và liên kết chặt chẽ và có hiệu quả sẽ đem lại thành công rực rỡ trong hoạt động giáo dục của trường THCS Lương Thế Vinh nói riêng và nền giáo dục huyện nhà nói chung. Để góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước ở thế kỷ 21.

Trong quá trình thực hiện đề tài và trình bày đề tài cũng như những kết quả đã thu được chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn đề ra. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp phê bình của các đồng nghiệp để kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện mà đề tài đã nêu được bổ sung và hoàn thiện hơn trong những năm học tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn!

Buôn Trấp, ngày 25 tháng 4 năm 2019

Người viết

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu sách giáo khoa Địa lý lớp 6,7,8,9 - NXB GD năm 2016

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

1 Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU 1

2 I. Đặt vấn đề 1

3 II. Mục đích nghiên cứu 2

4 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

5 I. Cơ sở lý luận của vấn đề 2

6 II. Thực trạng vấn đề: 3

quyết vấn đề

8 IV. Tính mới của giải pháp: 13

9 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 14-15 10 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy địa lí ở THCS (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w