Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 - 39)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.5. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa

phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho Thành phố Vinh , tỉnh Nghệ An

1.5.1.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hà Tĩnh

Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh, những năm gần đây, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng qua các năm; trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 97%. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân là do còn tồn tại nhiều hạn chế trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp [35;28]. Cụ thể, các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ.

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đã được triển khai ở nhiều cấp nhưng thủ tục hành chính vẫn còn liên quan đến nhiều sở, ngành nên việc giải quyết hồ sơ vẫn còn chậm. Việc tiếp cận nguồn lực cho sản xuất kinh doanh như tín dụng, đất đai, thị trường đầu ra, hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp... vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí.

Bên cạnh đó, thủ tục vay ngân hàng cũng "rườm rà" khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ ngại vay vốn nên đã tìm đến nguồn vay tín dụng đen. Ngành ngân hàng cần có các giải pháp để doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, vị này nêu quan điểm. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng là do phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhỏ, đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động mang tính tự phát, thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể.

Hoàn thiện các cơ chế chính sách mang tính đột phá nhằm hỗ trợ, phát triển hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững.

Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo bao gồm nhiều nội dung cụ thể và thiết thực với doanh nghiệp mới thành lập. Đó là hỗ trợ kinh phí để thực hiện các hoạt động truyền thông khởi nghiệp sáng tạo và xây dựng văn hóa khởi nghiệp.

Thành phố hỗ trợ chi phí để thực hiện các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể, thành phố hỗ trợ chi phí đào tạo chuyên

sâu về khởi nghiệp sáng tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân khởi nghiệp sáng tạo.

Bên cạnh đó, thành phố hỗ trợ chi phí đào tạo kiến thức về khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo...

1.5.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Thanh Hóa

Năm 2019 đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với chính quyền thành phố cũng như cộng đồng doanh nghiệp với chương trình hành động “Năm doanh nghiệp Thanh Hóa 2019”. Một chương trình hành động rộng khắp với nhiều hoạt động thiết thực được triển khai và đạt nhiều kết quả, tạo động lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, yên tâm sản xuất, kinh doanh. [35;6]

Kết thúc năm 2019, cũng là lúc chính quyền thành phố nhìn lại và đánh giá những kết quả hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua để cùng cộng đồng doanh nghiệp bước vào chặng đường phát triển mới với nhiều kỳ vọng và thách thức đang ở phía trước. Những số liệu thống kê là minh chứng cụ thể nhất, thành phố Thanh Hóa có 14.942 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 73.851 tỷ đồng, tăng gấp 3,8 lần về số lượng doanh nghiệp và tăng 9,8 lần về tổng vốn so với năm 2004, nộp thuế trên 9.000 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2004 với mức tăng trưởng bình quân khoảng 16%/năm. [37;25]

Công tác hỗ trợ thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường được tăng cường thông qua các hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm của nhau. Hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư được xác lập liên kết với doanh nghiệp tại Singapore, đồng thời xúc tiến mở văn phòng đại diện tại Singapore.

Các hội, hiệp hội doanh nghiệp đã tích cực phát huy vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền với nhiều hoạt động thiết thực như: thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, “Café doanh nhân cuối tuần”…, đồng thời duy trì và tổ chức thường xuyên sinh hoạt định kỳ hằng tháng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, gặp gỡ, liên kết kinh tế và nắm bắt các chủ trương, chính sách của thành phố.

Công tác thông tin, đối thoại doanh nghiệp được triển khai rộng khắp, nhanh chóng, tạo niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp. Các chương trình tọa đàm, đối thoại doanh nghiệp với nội dung thiết thực, từng bước tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm các vấn đề bức xúc nổi cộm, nhất là các nhà đầu tư lớn của thành phố. Đường dây nóng Năm doanh nghiệp phát huy hiệu quả, là đầu mối quan trọng để tiếp

Để tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn, doanh nghiệp cần tham gia vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết và hợp tác sản xuất kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Cần tăng cường hợp tác với các chuyên gia và đối tác nước ngoài để học hỏi công nghệ, năng lực quản trị; tham gia liên kết với các doanh nghiệp FDI để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu; chú trọng đầu tư công nghiệp hỗ trợ, đổi mới thiết bị, đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới để gia tăng giá trị sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đưa doanh nghiệp hội nhập với môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Thời gian qua, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã được chính quyền thành phố quan tâm, đã và đang mang lại nhiều kết quả đáng kể trong công tác định hướng phát triển doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)