Về công nghệ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 29 - 30)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.3.3. Về công nghệ

“Bộ ba vốn - thị trường - công nghệ” luôn là vấn đề cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, trong đó có DNNVV. Điều kiện thiết bị công nghệ sẽ tác động trực tiếp tới năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bởi công nghệ không được coi là lĩnh vực ưu tiên khi bắt đầu kinh doanh, do đó DN thiếu bài bản và tầm nhìn trong phát triển công nghệ, thiếu sự đầu tư một cách đồng bộ dẫn đến tốn kém và mất thời gian để chuyển đổi công nghệ, khó tăng quy mô sản xuất. Các DN có thể nhận thức được lợi ích từ việc đổi mới, cải tiến công nghệ, nhưng khi đối mặt với những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bản thân các DNNVV cho rằng, công nghệ là vấn đề nhưng

không cần được ưu tiên đầu tư. [37;9] Những năm gần đây, nhiều DNNVV đã coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ. Đặc biệt, phong trào khởi nghiệp với khát vọng lập nghiệp trong ngành công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và dịch vụ tiên tiến được một số quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài hỗ trợ vốn và hướng phát triển. [8,12] Công nghệ tốt giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, sản xuất ra được các sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và giảm bớt chi phí sản xuất, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh. Ngược lại, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới làm hạn chế khả năng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế năng suất và sản lượng, chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí sản xuất, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đồng thời làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNNVV Việt nam.

Thực tiễn cho thấy nhiều doanh nghiệp tư nhân có định hướng tốt đã lựa chọn được các công nghệ thích hợp. Nhờ sự lựa chọn đúng công nghệ thích hợp doanh nghiệp không chỉ phát triển được sản phẩm tốt mà có thể cải cách các hoạt động quản lý. Sự thay đổi công nghệ trong các DNNVV là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành, bại của các doanh nghiệp. Vai trò của liên kết ngành và tiếp cận vốn đối với khả năng đổi mới công nghệ của DN cũng được đánh giá khá quan trọng. Do đó, thúc đẩy liên kết DN và tháo gỡ những khó khăn trong việc tiếp cận vốn đối với DNNVV là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay của nền kinh tế. Việc tháo gỡ khó khăn trên cần sự kết hợp đồng bộ của Chính phủ, các tổ chức tín dụng và DN.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)