Bài học rút ra đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 39 - 42)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.5.2. Bài học rút ra đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố

Thông qua kinh nghiệm rút ra đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Tĩnh và Thanh Hóa có thể đưa ra bài học đối với thành phố Vinh tỉnh Nghệ An như sau:

Thứ nhất, hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng.

- Tăng cường điều tra, khảo sát, nắm thông tin, phân tích đưa ra những dự báo tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh, Thành phố phục vụ công tác lập kế hoạch vốn và phục vụ đầu tư tín dụng phát triển DNNVV.

- Tổ chức các hoạt động nhằm thông tin, tuyên truyền, phổ biến tới DN các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của ngân hàng như: hoạt động đầu tư tín dụng, điều kiện và hồ sơ vay vốn, cơ chế xử lý rủi ro.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho DNNVV tìm hiểu về cơ chế, chính sách liên quan đến việc vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao năng lực trong xây dựng phương án, dự án đầu tư và hoàn thiện các thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục cải tiến phương thức cho vay theo hướng đơn giản hóa các thủ tục phù hợp quy định của pháp luật, điều kiện, khả năng nắm bắt, tiếp cận của DN.

- Tiếp tục triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế cho DN.

Thứ hai, hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các DNNVV.

- Khuyến khích DN đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

- Bố trí và huy động các nguồn vốn để triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

- Tiếp cận và tạo điều kiện cho DN tham gia các chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất, đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm.

- Thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhằm hỗ trợ, khuyến khích các DN phát triển khoa học công nghệ…

Thứ ba, cải thiện các chỉ số thành phần còn thấp trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

- Cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất bằng cách hoàn thành công tác lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất ở các cấp tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn; Thực hiện tốt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện đã được phê duyệt; Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có lợi thế; Tạo Quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư và nghiên cứu xây dựng, ban hành khung giá đất sát với giá thực tế trên thị trường...

- Cải thiện chỉ số thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, cụ thể là ban hành Quy chế phối hợp trong việc thực hiện Luật Đầu tư, tạo cơ chế hài hoà về các thủ tục đầu tư - xây dựng - đất đai - thuế theo cơ chế liên thông nhằm rút ngắn

tối đa thời gian và chi phí, nâng cao tính minh bạch, giảm chi phí chính thức cho nhà đầu tư…

- Nâng cao tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, chính quyền Tỉnh và Thành phố.

- Cải thiện chỉ số thiết chế pháp lý bằng cách nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn trên địa bàn Tỉnh; Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và khả thi của văn bản…

Thứ tư, DNNVV trên địa bàn Thành phố Vinh cần tận dụng tối đa những tiềm lực về vốn, nhân lực, thị trường… để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng quản trị DN, quản lý rủi ro…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)