Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 52 - 61)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.2.2. Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và nguồn nhân lực

Có thể nói khi xét đến quy mô của doanh nghiệp thì yếu tố được chú ý đó chính là số lượng lao động, cơ cấu độ tuổi, trình độ và sự phân bổ nguồn lực tại các phòng ban của DN nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của DN. Do đó đòi hỏi DN phải luôn đảm bảo số lượng lao động và cơ cấu hợp lý trong DN.

Muốn đảm bảo về số lượng và cơ cấu phù hợp phụ thuộc vào việc xác định nhu cầu của DN, phụ thuộc vào chiến lược hay kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN trong từng thời kỳ, giai đoạn.

Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong các DNVVN tại TP. Vinh

Đơn vị: người, % Nhóm

tuổi Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

So sánh 2018/2017 2018/2017So sánh SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) +/- % +/- % 15-25 13,605 14.41 16,706 17.25 17,932 18.25 3,101 22.79 1,226 7.34 26-45 45,714 48.42 42,738 44.13 44,569 45.36 -2,976 (6.51) 1,831 4.28 46-58 23,773 25.18 27,465 28.36 25,900 26.36 3,692 15.53 -1,565 (5.70) 58-64 11,320 11.99 9,936 10.26 9,855 10.03 -1,384 (12.23) -81 (0.82) Tổng số 94,412 100 96,845 100 98,256 100 2,433 2.58 1,411 1.46

(Nguồn: UBND Thành phố Vinh năm 2017-2019)

Tính đến cuối năm 2019, Theo Hiệp hội DNVVN thành phố Vinh thì khối DNVVN trên địa bàn có 98.256 người từ 15 tuổi trở lên tham gia lao động tại thuộc các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nông lâm ngư nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong đó chiếm tỉ trọng cao nhất là độ tuổi từ 26-45 với năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là là48.42%, 44.13%, 45.36%, cao thứ hai là nhóm tuổi từ 46-58 tuổi với tỉ trọng lần lượt là 25.18%, 28.36%, 26.36%. Chiếm tỉ trọng cao thứ 3 là độ tuổi từ 15-25 tuổi với tỉ trọng lần lượt qua 3 năm là là 14.41%, 17.25%, và 18.25%. Bởi ở độ tuổi này lực lượng lao động chủ yếu đang học phổ thông và các trường cao đẳng, đại học dạy nghề chuyên nghiệp nên tỉ trọng không cao. Thấp nhất là độ tuổi từ 58- 64 tuổi với tỉ trọng chỉ giao động từ 11.99%-10.03%/ Đây là lực lượng có độ tuổi cao nhất, thường đã trong ngưỡng nghỉ hưu, sức khỏe nhiều hạn chế cho nên số lượng người lao động không nhiều. Nhìn vào tháp tuổi trên có thể thấy lực lượng

lao động ở thành phố Vinh khá dồi dào và đang có cơ cấu vàng khi độ tuổi sung sức, có nhiều sức khỏe tốt có thể cống hiến nhất cho xã hội lại chiếm tỉ trọng cao thứ nhất và thứ 2. Đây cũng là độ tuổi chín muồi về kinh nghiệm, kỹ năng cũng như tiếp thu nhiều kỹ thuật ứng dụng mới nhất. Tuy nhiên đây cũng là giấy lên một bài toán khó khăn trong việc sử dụng bố trí nguồn lực lao động sao cho phù hợp với năng lực và kinh nghiệm với người lao động của chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước.

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động theo ngành nghề trong các DNVVN tại TP. Vinh

Đơn vị: người, % Nhóm tuổi Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%)

CN-XD 43,080 45.63 43,929 45.36 47,517 48.36 NLNN 17,674 18.72 15,447 15.95 14,797 15.06 TM-DV 33,658 35.65 37,469 38.69 35,942 36.58

Tổng số 94,412 100 96,845 100 98,256 100

(Nguồn: UBND Thành phố Vinh năm 2017 -2019)

Theo Luật DNTN, Luật Công ty (1990), Luật DN (1999) quy định DN được phát triển đa ngành nghề tùy theo khả năng của DN (trừ những ngành nghề bị pháp luật cấm).

Qua bảng 2.10 cho thấy cơ cấu độ tuổi của người lao động tại các DNVVN thuộc các lĩnh vực CN – XD, NLNN và TM – DV trên địa bàn TP. Vinh như sau:

Các DNVVN ở Thàn phố Vinh Nghệ An được mở ra với các ngành nghề tương đối đa dạng trong các lĩnh vực xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, vận tải, y dược, may mặc, dịch vụ khách sạn, du lịch, tin học, xăng dầu,...đã góp phần đáp ứng nhu cầu SXKD, nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cho nên để thuận lợi cho quá trình phân tích thực trạng phát triển DNN&V ở TP Vinh, cần phân chia các DNN&V thành 3 ngành NNL, CN – XD và DV. Theo số liệu của tổng cục Thống Kê TP Vinh thì số DNN&V hoạt động trong lĩnh vực CN – XD chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2017 chiếm 45.63%, năm 2018 chiếm 45.36% và năm 2019 đạt mức 48.365, tiếp sau đó là lĩnh vực TMDV và sau cùng là ngành NLNN.

Điều này chứng tỏ DNVVN chủ yếu đầu tư vào các ngành thương mại - dịch vụ, chế biến, xây dựng dân dụng. Đó là những lĩnh vực giàu tiềm năng về tài nguyên khai thác hay các ngành nghề truyền thống hoặc các ngành ít vốn, sinh lời khá cao, khả năng thu hồi vốn nhanh.

Do TP. Vinh đang trên đà phát triển, mũi nhọn tập trung trong các lĩnh vực CN – XD và TM – DV nên số lao động tập trung tại các lĩnh vực này rất lớn đồng thời cao hơn so với những năm trước. Trong khi đó, lĩnh vực NLNN mà các DNVVN tham gia chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân bởi vìTrình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động là nhân tố then chốt góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong các DNVVN giữa các lĩnh vực trên địa bàn TP. Vinh.

Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo cao hơn so với các khu vực khác trong tỉnh và tập trung cao tại các lĩnh vực CN – XD và TM – DV. Trong khi đó số lao động trong lĩnh vực NLNN thì thiếu kỹ năng nhu chế biến nông sản, tròng trọt và chăn nuôi.

- Ngành NLNN: Lao động trong lĩnh vực này chủ yếu ở khu vực ngoại thành TP. Vinh như một số xã Hưng Tiến, Hưng Đông, Hưng Hòa, Nghi Liên, Nghi Kim

...tập trung sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, trình độ văn hóa thấp; chủ yếu lao động được đào tạo nghề ngắn hạn về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật bảo quản, sơ chế nông sản (lao động giản đơn, thuần túy).

- Ngành công nghiệp - xây dựng: lao động trong lĩnh vực này được đào tạo, có trình độ văn hóa, có chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực: khai thác mỏ, luyện kim, vận hành máy, thiết bị, xây dựng dân dụng- công nghiệp, điện dân dụng- công nghiệp, sửa chữa cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản.

- Ngành thương mại - dịch vụ: Lao động tham gia hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại tại các chợ, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch…thuộc địa bàn TP. Vinh.

Theo kết quả bảng 2.11 thì số lượng lao động bình quân trong các loại hình doanh nghiệp thể hiện như sau:

Bảng 2.7 Số lượng lao động bình quân trong các loại hình doanh nghiệp tại TP. Vinh

ĐVT: người

Loại hình Lao động bình quân

DN siêu nhỏ (dưới 10 lao động) 5

DN nhỏ (10 đến 50 lao động) 20

DN quy mô vừa ( 50 đến 200 lao động) 100 DN quy mô vừa ( 200 đến 300 lao động) 230

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội TP. Vinh)

Qua kết quả điều tra của tác giả cho thấy hầu như các chủ DN tại TP. Vinh đều khẳng định số lượng lao động và sự phân bổ lao động tại DN đều phù hợp, công việc được giao đúng với chuyên môn trình độ của người lao động. Nhưng khi đi vào điều tra chính người lao động thì trên 33% người lao động cho rằng họ được bố trí làm việc không hợp lý, hoặc bản thân họ phải làm thêm cả những công việc mà chưa được đào tạo, ngoài ra một số lao động còn cho rằng nhà quản lý, chủ DN phân bổ lao động chưa thực sự công bằng, chưa sâu sát với người lao động sử dụng chưa đúng người đúng việc để tạo cơ hội cho người lao động phát triển nghề nghiệp và toàn tâm công việc; 28% người lao động không có ý kiến rõ ràng hoặc trả lời mang tính chung chung do họ sợ làm ảnh hưởng tới uy tín của DN.

Hợp lý

Không có ý kiến rõ ràng Không hợp lý

Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ hợp lý về phân bổ lao động

Bảng 2.8: Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các

DNVVN trên địa bàn TP. Vinh, tỉnh Nghệ An năm 2019

Chỉ tiêu CN-XD NLNN TM-DV Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 47,517 100 14,797 100 35,942 100 Lao động phổ thông 14,825 31.2 6,333 42.8 12,831 35.7 Sơ cấp 6,082 12.8 2,116 14.3 4,816 13.4 Trung cấp 13,542 28.5 2,294 15.5 8,914 24.8 Cao đẳng 6,747 14.2 1,894 12.8 5,212 14.5 Đại học 5,464 11.5 1,554 10.5 3,522 9.8 Trên Đại học 857 1.8 606 4.1 647 1.8

Nguồn: Hiệp hội DNVVN tỉnh Nghệ An, 2019

Qua bảng trên ta thấy số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao trong cả ba lĩnh vực, đặc biệt đối với các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực NLNN, chiếm 42.8%. Đồng thời tỷ lệ người lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các lĩnh vực khác với 9.8% và 1.8%. Đối với lĩnh vực CN-XD thì tỷ lệ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất với 11.5%. Tuy nhiên số người có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao thường tập trung tại các DN có quy mô vừa đòi hỏi chuyên môn. Như vậy thực trạng trên đã phản ánh chất lượng lao động trong các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn rất thấp và vấn đề đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới.

Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, các DNVVN trên địa bàn đòi hỏi lao động của DN mình phải đảm bảo tốt về thể lực và trí lực trong quá trình làm việc. Thể lực tốt, dẻo dai có sức chịu đựng cao trong điều kiện đứng máy, sản xuất liên tục theo tiến độ sản xuất kinh doanh của DN. Muốn vậy, các DN cần thực hiện tốt chế độ khám sức khỏe theo định kỳ cho người lao động, đồng thời có các chế độ chăm sóc bồi dưỡng cụ thể cho người lao động. Nhưng trên thực tế có rất ít DN thực hiện chế độ khám sức khỏe theo định kỳ,

thường DN chỉ khám sức khỏe cho người lao động ngay trong quá trình tuyển dụng. Còn chế độ bồi dưỡng cho người lao động hầu như không có. Nếu người lao động đảm bảo thể lực để làm thêm thời gian theo yêu cầu của DN thì được tính thêm lương theo giờ hoặc theo ca. Chính vì vậy hầu như người lao động không có thời gian nghỉ ngơi hay chế độ bồi dưỡng hợp lý để tái tạo sức lao động.

Người lao động phải đảm bảo về trí lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bởi nó quyết định phần lớn tới hiệu quả và kết quả kinh doanh. Muốn vậy, các DN cần phải đầu tư hơn nữa vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng lao động thông qua các khóa học ngắn hạn, các lớp tập huấn, bồi dưỡng. Giúp họ có được hành trang kiến thức, luôn đảm bảo vững vàng tay nghề. Khi đó sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh của DN và đảm bảo thu nhập xứng đáng cho người lao động.

Tác giả tiến hành điều tra 125 lao động với mức độ hài lòng với trình độ chuyên môn tác giả diễn giả qua biểu đồ sau:

Nguồn tác giả điều tra

Biểu đồ 2.2: Khảo sát tình hình mức độ hài lòng trình độ chuyên môn

Trong đó 3 lao động không trả lời) trong các DNVVN tại TP. Vinh, tác giả nhận thấy: có trên 55.23% lao động được làm việc đúng với chuyên môn mà họ đã được học tại các trường ĐH, CĐ, CĐ – TC nghề. Đa số người lao động trong con số này hài lòng với công việc mà họ đang làm; Khoảng 21.23% lao động cho rằng họ

đang làm trái nghề, không đúng với kiến thức mà họ đã được học, trong đó có 23.54% lao động có khả năng làm tốt công việc nếu họ được bồi dưỡng, đào tạo thêm.

Về cán bộ quản lý doanh nghiệp: Nhìn chung còn yếu kém về năng

lực quản lý điều hành, đa số chưa được đào tạo cơ bản về kinh tế và quản lý. Cá biệt có những chủ doanh nghiệp chỉ có trình độ tiểu học. Một số được đào tạo nhưng chưa cơ bản, kiến thức về kinh tế thị trường, hội nhập còn nhiều hạn chế, không phù hợp với cơ chế quản lý mới. Theo khảo sát mới nhất của Sở Kế hoạch đầu tư về trình độ của chủ DNN&V: Có tới 58% chủ DNN&V có trình độ từ trung cấp trở xuống, trong đó 41% có trình độ sơ cấp và phổ thông trung học các cấp. Số chủ DNN&V tốt nghiệp đại học, cao đẳng khoảng 40%.

Khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc xác định và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả các dự án đầu tư và chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách chính xác và khoa học. Điều này gây khó khăn cho các DNN&V trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng. Khi xây dựng và đề xuất các dự án sản xuất kinh doanh thì các dự án này chưa đủ sức thuyết phục các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Điều này đã dẫn tới một thực tế là hiện nay ở TP Vinh vừa thiếu vốn, vừa thừa vốn. Thiếu vốn cho các DNN&V, nhưng các ngân hàng thừa vốn mà không cho vay được bởi các dự án của DN đề xuất không khả thi do năng lực hạn chế về quản lý và xây dựng dự án.

Trong những năm 2017-2019, tỉnh Nghệ An kết hợp với UBND Thành phố Vinh đã tổ chức nhiều lớp, nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng về các kỹ năng quản lý cho chủ doanh nghiệp nói chung và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính cho chủ doanh nghiệp thành phố Vinh nói riêng. Tuy nhiên, nhìn chung UBND thành phố Vinh vẫn chưa có chiến lược, kế hoạch tổng thể về chuyên đề đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho chủ doanh nghiệp thành phố Vinh chủ yếu vẫn là đào tạo, bồi dưỡng theo thời vụ hoặc theo kế hoạch của cấp trên nên kết quả mang lại chưa như mong muốn, chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng theo hướng để “đạt chuẩn”, chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công vụ theo yêu cầu công việc, chức danh.

Để đánh giá khách quan thực trạng những kỹ năng cần thiết cho đội ngũ chủ doanh nghiệp Cơ quan UBND thành phố Vinh, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu khảo sát các đối tượng là chủ doanh nghiệp các phòng chuyên môn thuộc Cơ quan UBND thành phố Vinh và ban lãnh đạo của UBND thành phố Vinh và người dân trực tiếp làm việc tại UBND thành phố Vinh: Tổng số phiếu phát ra: 160 phiếu. Các tiêu chí được phân thành 4 mức độ như sau: Rất tốt; Tốt; Trung bình; Yếu. Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9. Mức độ đánh giá kỹ năng của chủ doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu

Kỹ năng Mức độ đánh giá (%) Rất tốt Tốt Bình thường Yếu Ra quyết định 20 38 33 9 Thuyết trình 35 53 12 0 Lãnh đạo, quản lý 17 49 28 6 Tin học 0 37 55 8 Ngoại ngữ 0 23 64 13

Giải quyết khiếu nại, tố cáo 26 51 23 0

Soạn thảo văn bản 24 50 26 0

Tổ chức hội họp 19 27 47 7

Phân tích công việc 26 56 18 0

Tổ chức, QL và điều hành 28 43 22 7

Giao tiếp ứng xử, thuyết phục. động

viên cấp dưới 31 48 21 0

Tỷ lệ trung bình 20.5 43.2 31.7 4.5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Kết quả thu được cho thấy kỹ năng quản lý hành chính trong công việc tương đối tốt với 20.5% ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 43.2% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt, 31.7% đánh giá ở mức trung bình và có 4.5% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)